Hạch toán kinh phí công đoàn theo Thông tư 200 và thông tư 133
Hướng dẫn cách hạch toán trích nộp kinh phí công đoàn theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC
Theo quy định tại khoản 3, điều 7 của Nghị định 191/2013/NĐ-CP để hướng dẫn về việc trích nộp kinh phí công đoàn và các nội dung khác về tài chính công đoàn thì:
Điều 7. Nguồn đóng kinh phí công đoàn
3. Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
Vậy là: Khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
Hàng tháng, doanh nghiệp sẽ phải trích đóng kinh phí công đoàn (doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động)
Chi tiết về mức đóng thì các bạn xem tại đây: Mức đóng kinh phí công đoàn theo tỷ lệ trích nộp 2024 mới nhất
Lưu ý: Dù doanh nghiệp có tổ chức công đoàn hay chưa có tổ chức công đoàn cũng đều phải đóng kinh phí công đoàn
1. Hạch toán kinh phí công đoàn theo Thông tư 133:
Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa thì:
Điều 45. Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác
Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác, có 8 tài khoản cấp 2, trong đó: Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị.
=> Vậy là: Đối với những doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 thì Khi trích và nộp kinh phí công đoàn thì doanh nghiệp sẽ hạch toán vào tài khoản 3382
2. Hạch toán kinh phí công đoàn theo Thông tư 200
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp thì:
Điều 57. Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác
Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác, có 8 tài khoản cấp 2, trong đó:
Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị.
=> Vậy là: Đối với những doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 thì Khi trích và nộp kinh phí công đoàn thì doanh nghiệp sẽ hạch toán vào tài khoản 3382
3. Kết cấu của Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn như sau:
Bên Nợ |
TK 3382 |
Bên Có |
- Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị;
- Số KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ kinh phí công đoàn (Liên đoàn lao động quận/huyện)
|
|
- Trích KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh
- Kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù
|
Số dư bên Nợ phản ánh:
số KPCĐ đã nộp nhiều hơn số phải nộp hoặc số kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù. |
|
Số dư bên Có phản ánh:
Số KPCĐ đã trích nhưng chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết; |
(Cả thông tư 133 và 200: TK 3382 đều có kết cấu giống nhau)
4. Cách hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến việc trích nộp kinh phí công đoàn như sau:
4.1. Hạch toán trích kinh phí công đoàn vào chi phí của doanh nghiệp
Nợ các TK 622, 627, 641, 642 (số tính vào chi phí SXKD)
Có TK 3382 - Kinh phí công đoàn
Lưu ý:
+ Theo điểm c, khoản 1, điều Điều 86 của thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn về Tài khoản 623 - Chi phí sử dụng máy thi công thì:
Điều 86. Tài khoản 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
1. Nguyên tắc kế toán
c) Không hạch toán vào TK 623 khoản trích về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp tính trên lương phải trả công nhân sử dụng xe, máy thi công.
=> Khoản trích KPCĐ này được phản ánh vào tài khoản 627 "Chi phí sản xuất chung".
+ Các tài khoản chi phí:
Khoản chi phí |
Thông tư 200 sử dụng: |
Thông tư 133 sử dụng: |
Chi phí nhân công trực tiếp |
TK 622 |
TK 154 |
Chi phí sản xuất chung |
TK 627 |
TK 154 |
Chi phí bán hàng |
TK 641 |
TK 6421 |
Chi phí quản lý doanh nghiệp |
TK 642 |
TK 6422 |
4.2. Hạch toán nộp tiền kinh phí công đoàn về liên đoàn lao động
Nợ TK 3382 - Kinh phí công đoàn
Có các TK 111, 112,...
4.3. Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi:
Nợ TK 3382 - Kinh phí công đoàn
Có các TK 111, 112,...
4.4. Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù, khi nhận được tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 3382 - Kinh phí công đoàn
Để hiểu rõ hơn về nghiệp vụ tại mục 3 và 4 thì Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo bài viết sau:
5. Bài tập Hướng dẫn cách hạch toán trích nộp kinh phí công đoàn:
Tại tháng 9/2024, Công ty Kế Toán Thiên Ưng có số liệu trích nộp kinh phí công đoàn như sau:
Theo quy định tại điều 4 của Nghị định 191/2013/NĐ-CP về đối tượng đóng kinh phí công đoàn thì:
Toàn bộ 2% trích đóng kinh phí công đoàn này đều là do doanh nghiệp đóng
(Người lao động không bị trích KPCĐ trừ vào lương)
Căn cứ vào bảng trích kinh phí công đoàn theo lương đóng BHXH của NLĐ thì Công ty Kế Toán Thiên Ưng sẽ hạch toán như sau:
1. Hạch toán trích kinh phí công đoàn vào chi phí của từng bộ phận trong doanh nghiệp:
Căn cứ vào bảng lương hoặc bảng trích kinh phí công đoàn, hạch toán:
Nợ TK 641: 570.000 (Thông tư 133 dùng TK 6421)
Nợ TK 642: 1.030.00 (Thông tư 133 dùng TK 6422)
Có TK 3382: 1.600.000
2. Hạch toán nộp tiền kinh phí công đoàn về Liên đoàn lao động (Đã nộp bằng tiền gửi ngân hàng)
Căn cứ vào chứng từ nộp tiền (giấy/phiếu báo nợ của ngân hàng), hạch toán:
Nợ TK 3382: 1.600.000
Có TK 112: 1.600.000
(Nếu nộp bằng tiền mặt thì sẽ căn cứ vào phiếu chi để hạch toán)
Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm: