Mức lương đóng Bảo hiểm Xã hội năm 2025. Quy định tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 2025, Kinh phí công đoàn (KPCĐ) cụ thể như sau:
Từ ngày 01/07/2025 thì Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội số: 41/2024/QH15 và Nghị định 158/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHXH
Cụ thể như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội số: 41/2024/QH15 ban hành ngày 29/06/2024, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 thì:
Điều 31. Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
b) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.
Trường hợp người lao động ngừng việc vẫn hưởng tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thì đóng theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc;
c) Đối tượng quy định tại các điểm đ, e và k khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính phủ quy định;
Trong đó: các điểm đ, e và k khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH như sau:
Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
e) Dân quân thường trực;
k) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
d) Đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 của Luật này được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Sau ít nhất 12 tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn thì người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;
Trong đó: Các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH như sau:
Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
g) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
h) Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí;.
m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
n) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương.
đ) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Trong đó: Mức tham chiếu đang được quy định điều 5 của Nghị định 158/2025/NĐ-CP như sau:
Điều 5. Mức tham chiếu
1. Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó.
3. Khi mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu được Chính phủ điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo điều 7 của Nghị định 158/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội số: 41/2024/QH15 ban hành ngày 25/06/2025, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 thì:
Điều 7. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội và được quy định chi tiết như sau:
1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, trong đó:
a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh tính theo thời gian (theo tháng) của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
Trong đó: Điều 93 của Bộ luật Lao động số: 45/2019/QH14 như sau:
Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
b) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương tại điểm a khoản này chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ, được thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không bao gồm khoản phụ cấp lương phụ thuộc hoặc biến động theo năng suất lao động, quá trình làm việc và chất lượng thực hiện công việc của người lao động;
c) Các khoản bổ sung khác xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương theo quy định tại điểm a khoản này, được thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương; không bao gồm các khoản bổ sung khác phụ thuộc hoặc biến động theo năng suất lao động, quá trình làm việc và chất lượng thực hiện công việc của người lao động.
2. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với đối tượng quy định tại điểm l khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội là tiền lương tính trong tháng theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Trong đó: điểm l khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
l) Đối tượng quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất;
Trong đó: điểm a khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;
Trường hợp trong hợp đồng lao động thỏa thuận lương theo giờ thì tiền lương tính trong tháng bằng tiền lương theo giờ nhân với số giờ làm việc trong tháng theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
Trường hợp trong hợp đồng lao động thỏa thuận lương theo ngày thì tiền lương tính trong tháng bằng tiền lương theo ngày nhân với số ngày làm việc trong tháng theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
Trường hợp trong hợp đồng lao động thỏa thuận lương theo tuần thì tiền lương tính trong tháng bằng tiền lương theo tuần nhân với số tuần làm việc trong tháng theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
3. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với đối tượng quy định tại điểm k khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội là mức phụ cấp hằng tháng của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Trường hợp mức phụ cấp hằng tháng của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thấp hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Trong đó: điểm k khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
k) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
4. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội là tiền lương mà đối tượng này được hưởng theo quy định của pháp luật.
Trong đó: điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
i) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã có hưởng tiền lương;
5. Trường hợp tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng ngoại tệ thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính bằng Đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân của tỷ giá mua vào theo hình thức chuyển khoản của Đồng Việt Nam với ngoại tệ do 4 Ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước công bố tại thời điểm cuối ngày của ngày 02 tháng 01 cho 06 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 07 cho 06 tháng cuối năm; trường hợp các ngày này trùng vào ngày lễ, ngày nghỉ thì lấy tỷ giá của ngày làm việc tiếp theo liền kề.
===========================
Từ ngày 1/7/2025, Lương tối thiểu vùng tại 34 tỉnh thành áp dụng theo Nghị định 128/2025/NĐ-CP
+ Từ ngày 01/7/2025, mức lương tối vùng của 34 tỉnh thành mới nhất vẫn thực hiện theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.
+ Tuy nhiên, chi tiết danh mục địa bàn cấp xã áp dụng mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 128/2025/NĐ-CP thay vì áp dụng danh mục cũ ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.
=======================================
Còn trước ngày 01/07/2025 thì:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
Mặc dù tiền lương tham gia bảo hiểm bắt buộc của khối doanh nghiệp là do đơn vị quyết định nhưng phải đảm bảo các yếu tố sau:
* Mức lương: (Hay còn gọi là lương chính đó, 1 số DN gọi là lương cơ bản, lương này chưa bao gồm tiền phụ cấp và các khoản bổ sung khác)
- Căn cứ xác định mức lương: theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận cho từng công việc hoặc chức danh cụ thể
- Khi xác định mức lương tham gia BHBB cần đảm bảo thực hiện theo quy định tại điểm 2.6, khoản 2, điều 6 của Quyết định 595/QĐ-BHXH về Quy trình thu bảo hiểm như sau:
+ Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng:
Vùng |
Mức lương tối thiểu vùng năm 2025
vẫn theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP như sau:
|
Vùng I |
4.960.000 đồng/tháng |
Vùng II |
4.410.000 đồng/tháng |
Vùng III |
3.860.000 đồng/tháng |
Vùng IV |
3.450.000 đồng/tháng |
+/ Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội (Mức lương tối thiểu vùng không bao gồm các khoản phụ cấp lương và các khoản lương bổ sung theo quy định - Theo công văn số 2588/BHXH-QLT ngày 27 tháng 6 năm 2022 của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội)
+/ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó; Đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó; Đơn vị hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
Lưu ý:
+ Trước ngày 01/04/2023, thực hiện theo quy định tại tiết a, tiết b điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì:
+/ Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Ví dụ: Đối với Vùng 1 thì mức lương tối thiểu vùng là 4.680.000đ/tháng (Đây là mức lương thấp nhất để NLĐ và người SDLĐ thỏa thuận khi làm việc trên địa bàn của vùng 1)
Công ty Thiên Ưng tuyển kế toán viên vào làm việc tại Hà Nội
Yêu cầu của vị trí này là: tốt nghiệp từ trung cấp trở lên (Tức là công ty Thiên Ưng đang tuyển vị trí công việc đòi hỏi người lao động đã qua đào tạo)
+ Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
+ Từ ngày 01/04/2023, thực hiện theo quy định tại Quyết định 948/QĐ-BHXH thì: BHXH Việt Nam đã bãi bỏ quy định tiết a, tiết b điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu trên (Tức là không cần phải cao hơn ít nhất 7% hoặc 5% như trước ngày 01/04/2023 nữa)
=> Vậy là hiện nay, khi xác định mức tiền lương tham gia bảo hiểm bắt buộc thì chỉ cần đảm bảo tiền lương tham gia bảo hiểm bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng là được (Doanh nghiệp của bạn ở vùng nào, địa phương nào thì xác định mức lương tối thiểu vùng tại vùng đó, địa phương đó)
* Phụ cấp lương: là những khoản để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLD chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ hay liên quan đến kết quả thực hiện công việc của NLĐ.
Nếu như ở khoản mức lương hay lương chính đó các bạn sẽ phải cộng tất cả vào để tham gia bảo hiểm nhưng đối với khoản phụ cấp thì sẽ có những khoản phải cộng vào để đóng, có những khoản không phải cộng vào để đóng
-
Để có 1 mức lương tham gia bảo hiểm thấp nhất thì các bạn phải tập trung vào đây chúng ta phải quan tâm xem các khoản phụ cấp nào không phải đóng BH, Các khoản phụ cấp nào phải đóng? Khoản nào phải đóng thì cho ít tiền thôi, không nào không phải đóng thì cho nhiều lên và thể hiện hết ra trên HĐLĐ:
Theo Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 07/7/2021 sửa đổi, bổ sung Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc, có hiệu lực từ ngày 01/9/2021 thì:
Các khoản phụ cấp phải cộng vào để tham gia BHBB gồm có: |
Các khoản không phải cộng vào
tham gia bảo hiểm bắt buộc gồm có: |
Phụ cấp chức vụ, chức danh;
Phụ cấp trách nhiệm;
Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
Phụ cấp thâm niên;
Phụ cấp khu vực;
Phụ cấp lưu động;
Phụ cấp thu hút
và các phụ cấp có tính chất tương tự. |
+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
+ Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:
+/ Thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến;
+/ Tiền ăn giữa ca;
+/ Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
+/ Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+/ Và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH |
Lưu ý: Phụ cấp chuyên cần không phải tham gia bảo hiểm bắt buộc (Theo Công văn số 3016/LĐTBXH-BHXH ngày 30/7/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về tiền lương đóng BHXH bắt buộc)
* Các khoản bổ sung khác: là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Ví dụ như: đám hiếu, đám hỉ, hỗ trợ tàu xe, kết hôn, sinh nhật....
- Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động sẽ không phải đóng BHXH. Ví dụ như: đám hiếu, đám hỉ, hỗ trợ tàu xe, kết hôn, sinh nhật, công tác phí, du lịch...
- Các khoản bổ sung khác dùng để tính đóng BHBB phải được xác định mức tiền lương cụ thể trong hợp đồng lao động và mang tính chất chi trả thường xuyên trong mỗi kỳ lương.
Ví dụ như: có bằng ngoại ngữ, giỏi ngoại ngữ sẽ được hỗ trợ thêm 1 khoản tiền cố định hàng tháng.
Mức tiền lương cao nhất để tham gia BHXH bắt buộc hàng tháng trong năm 2025:
Đối với Bảo Hiểm Xã Hội và Bảo Hiểm Y Tế thì: Không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung.
Thông tin về mức lương tối thiểu chung: Thực hiện theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP là: 2.340.000đ
=> Mức lương tham gia Bảo Hiểm Xã Hội và Bảo Hiểm Y Tế năm 2025 sẽ không được cao hơn = 2.340.000 x 20 = 46.800.000đ
Đối với Bảo Hiểm Thất Nghiệp thì: Không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
=> Mức lương tham gia Bảo Hiểm Thất Nghiệp sẽ không được cao hơn: 20 * "Mức lương tối thiểu vùng
Ví dụ như: Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp ở Vùng 1: thì mức lương để tham gia sẽ không được cao hơn: 20 * 4.960.000đ = 99.200.000đ
Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm:
Mức lương đóng Kinh phí công đoàn:
- Mức đóng kinh phí công đoàn = 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.
(Theo Nghị định 191/2013/NĐ-CP).
Mức đóng Đoàn phí công đoàn:
- Mức đóng hàng tháng = 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
Lưu ý:
+ Mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.
+ Đối với Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng BHXH: đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm: