Hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm bắt buộc không? là câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm. Trong bài viết này Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu xem lao động thử việc có phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không? Trường hợp nào thì phải tham gia và trường hợp nào thì không phải tham gia bảo hiểm bắt buộc
Về mặt tổng quan: Theo khoản 1 điều 24 của Bộ Luật lao động thì lao động thử việc có thể ký hợp đồng với doanh nghiệp bằng 1 trong 2 hình thức: ký riêng hợp đồng thử việc hoặc ký chung thời gian thử việc với hợp đồng lao động
Với mỗi cách ký này thì việc xác định lao động thử việc đó có phải tham gia bảo hiểm bắt buộc hay không lại khác nhau như sau:
Trường hợp |
Loại hợp đồng ký |
Việc tham gia bảo hiểm bắt buộc |
Trường hợp 1 |
Ký hợp đồng thử việc |
Không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc
(Không phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc) |
Trường hợp 2 |
Ký hợp đồng lao động có thời gian thử việc |
Thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc cho cả thời gian thử việc |
Trường hợp 2.1
|
Ký hợp đồng lao động có có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng, trong đó có thỏa thuận về thời gian thử việc |
Thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc
(Không phải tham gia BHYT, BHTN bắt buộc) |
Trường hợp 2.2
|
Ký hợp đồng lao động có có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng, trong đó có thỏa thuận về thời gian thử việc |
Thuộc đối tượng phải tham gia cả 3 loại bảo hiểm bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) cho cả thời gian thử việc |
=> Vậy là để xác định xem người lao động thử việc đó có thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc hay không thì các bạn cứ nhìn vào loại hợp đồng mà người lao động thử việc đó đang ký với doanh nghiệp:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng hợp đồng có thử việc thì phải tham gia bảo hiểm bắt buộc
+/ Nếu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên mà trong hợp đồng lao động đó có thời gian thử việc thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
+/ Nếu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên mà trong hợp đồng lao động đó có thời gian thử việc thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp
Trường hợp này người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc.
Nhưng cũng cần đặc biệt lưu ý đến các trường hợp không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như:
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.
(Theo khoản 3 Điều 85 của Luật bảo hiểm số: 58/2014/QH13)
Vậy là: Nếu như người lao động thử việc đó mà có hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên nhưng trong tháng đó không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì cũng không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.
Ví dụ: Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng ký hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng với anh Nguyên Văn Thành: bắt đầu từ ngày 22/07/2024 đến hết ngày 22/07/2027
Trong đó có thời gian thử việc là 10 ngày: bắt đầu từ ngày 22/07/2024 đến hết ngày 31/07/2024
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ chủ nhật hàng tuần
Tại tháng 7/2024: anh Thành không làm việc và không hưởng tiền lương từ ngày 01/07 đến hết ngày 21/07
Do việc xác định số ngày làm việc trong tháng của NLĐ thực hiện theo nội quy, quy chế của doanh nghiệp hoặc hợp đồng lao động giữa người sửi dụng lao động và người lao động theo quy định của pháp luật về lao động
Nên số ngày anh Thành không làm việc và không hưởng tiền lương trong tháng 7/2024 được xác định như sau:
= 21 (21/07) - 1 (01/07) - 3 (Tổng số ngày nghỉ hàng tuần trong khoảng thời gian từ ngày 01/07 đến hết ngày 21/07) = 17 ngày
(Từ ngày 01/07 đến hết ngày 21/07 có 3 ngày chủ nhật anh Thành không phải làm việc, đây là những ngày nghỉ hàng tuần của anh Thành)
=> Số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương của anh Thành trong tháng 7/2024 là 17 ngày tức là đang lớn hơn 14 ngày làm việc => Tháng 7/2024 anh Thành không phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
=> Nếu thử việc đạt yêu cầu thì anh Thành sẽ tham gia bảo hiểm bắt buộc từ tháng 8/2024 trở đi
Lưu ý:
+ Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng sẽ không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Nhưng doanh nghiệp không được áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
+ Trong trường hợp thử việc không đạt yêu cầu, người lao động nghỉ việc thì xem xét thời gian người lao động làm việc trong tháng đó để quyết định đóng BHXH bắt buộc cho người lao động hay không.
+ Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ theo hướng dẫn tại Công văn 2447/LĐTBXH-BHXH ngày 26/7/2011 của BHXH Việt Nam.
Chi tiết các quy định liên quan đến việc tham gia bảo hiểm bắt buộc của lao động thử việc:
1. Đối với Luật lao động:
Theo quy định tại điều 24 của Bộ luật Lao động số: 45/2019/QH14 thì:
Điều 24. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
Cụ thể là trên hợp đồng thử việc: ngoài nội dung về "thời gian thử việc" thì còn phải có những nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
Trên hợp đồng thử việc không bắt buộc phải có những nội dung sau:
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
=> Vậy là trên hợp đồng thử việc không bắt buộc phải có nội dung về "Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp"
=> Hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN
2. Đối với bảo hiểm xã hội:
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội số: 58/2014/QH13 và theo khoản 1 điều 4 của Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT thì đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Vậy là: Theo quy định trên thì việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ áp dụng đối với hợp đồng lao động.
=> Trường hợp ký hợp đồng thử việc sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Đối với bảo hiểm thất nghiệp:
Theo điều 43 của Luật việc làm số: 38/2013/QH13 và theo khoản 1 điều 13 của Quyết định 595/QĐ-BHXH thì đối tượng tham gia bảo hiểm thất nhiệp được quy định như sau:
Điều 13. Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động
1.1. Người lao động tham gia BHTN khi làm việc theo HĐLĐ hoặc HĐLV như sau:
a) HĐLĐ hoặc HĐLV không xác định thời hạn;
b) HĐLĐ hoặc HĐLV xác định thời hạn;
c) HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
1.2. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người giúp việc gia đình có giao kết HĐLĐ với đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều này không thuộc đối tượng tham gia BHTN.
Vậy là: Theo quy định trên thì việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp chỉ áp dụng đối với hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
=> Trường hợp ký hợp đồng thử việc sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.
4. Đối với bảo hiểm y tế:
Theo điều 12 của Luật bảo hiểm y tế số: 25/2008/QH12 và theo khoản 1 điều 17 của Quyết định 595/QĐ-BHXH thì đối tượng tham gia bảo hiểm thất nhiệp được quy định như sau:
Điều 17. Đối tượng tham gia BHYT theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Nhóm do người lao động và đơn vị đóng, bao gồm:
1.1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành Hợp tác xã hưởng tiền lương, làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Khoản 3 Điều 4.
1.2. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
1.3. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
1.4. Đối tượng do người lao động, Công an đơn vị, địa phương đóng BHYT:
a) Công dân được tạm tuyển trước khi chính thức được tuyển chọn vào Công an nhân dân.
b) Công nhân Công an.
c) Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.
Vậy là: Theo quy định trên thì việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp chỉ áp dụng đối với hợp đồng lao động
=> Trường hợp ký hợp đồng thử việc sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.
5. Lao động thử việc có được trả BHXH vào lương không?
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 168 của Bộ luật Lao động số: 45/2019/QH14 thì:
Điều 168. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Vì người thử việc theo hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà theo khoản 3 Điều 168 của Bộ luật Lao động số: 45/2019/QH14 nêu trên đang áp dụng cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
=> Do đó, người lao động là người thử việc thuộc đối tượng được người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Vậy là:
+ Thử việc mà thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm (ký chung nội dung thử việc với hợp đồng lao động) thì người sử dụng lao động và người lao động phải tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định => Trường hợp này người sử dụng lao động không phải trả thêm tiền bảo hiểm vào lương cho lao động thử việc nữa
+ Thử việc mà KHÔNG thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm (ký hợp đồng thử việc riêng) thì người lao động thử việc KHÔNG thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc => Trường hợp này người sử dụng lao động phải trả thêm tiền bảo hiểm vào lương cho người lao động thử việc
(Chi tiết các bạn xem tại Công văn 308/CV-PC ngày 20 tháng 7 năm 2022 thông báo kết luận của Thứ trưởng Lê Văn Thanh dưới đây)
Tổng hợp các công văn hướng dẫn đến việc tham gia bảo hiểm bắt buộc của lao động thử việc:
Công văn 308/CV-PC 2022 thông báo kết luận của Thứ trưởng Lê Văn Thanh:
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
VỤ PHÁP CHẾ
________
Số: 308/CV-PC
V/v Thông báo kết luận của Thứ trưởng Lê Văn Thanh
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2022
|
Kính gửi:
- Cục Quan hệ lao động và Tiền lương;
- Cục An toàn lao động;
- Vụ Bảo hiểm xã hội;
- Thanh tra Bộ.
Ngày 28/6/2022, Thứ trưởng Lê Văn Thanh chủ trì cuộc họp giữa một số đơn vị thuộc Bộ (Vụ Pháp chế, Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, Cục An toàn lao động, Vụ Bảo hiểm xã hội, Thanh tra Bộ) về nội dung trả lời một số câu hỏi về Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trên cơ sở kết luận của Thứ trưởng Lê Văn Thanh tại cuộc họp, để có cách hiểu, thực hiện thống nhất giữa các đơn vị thuộc Bộ, Vụ Pháp chế thông báo kết luận về các nội dung trả lời một số câu hỏi về BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành như sau:
I. Về các nội dung trả lời, hướng dẫn
Trước mắt, các câu hỏi cần được thống nhất việc trả lời, hướng dẫn theo nội dung cụ thể như sau:
1. Về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động (NLĐ) tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc liên tục trở lên
Câu hỏi:
“NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên” (điểm e khoản 1 Điều 36 BLLĐ) thì có được coi là NLĐ đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật (Điều 39 BLLĐ) không?
Trong trường hợp NLĐ đã thông báo cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) về việc chấm dứt HĐLĐ theo đúng thời hạn báo trước quy định tại khoản 1 Điều 35 BLLĐ nhưng trong khoảng thời gian từ ngày thông báo cho NSDLĐ đến ngày HĐLĐ chấm dứt theo thông báo, NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì có được coi là NLĐ đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật không?
Hướng trả lời, hướng dẫn:
- Để xác định hành vi của NLĐ là đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì NSDLĐ phải chứng minh ý chí chủ quan của NLĐ là muốn chấm dứt HĐLĐ và không muốn quay trở lại làm việc nữa.
- Khi NSDLĐ chứng minh được NLĐ không có nhu cầu làm việc nữa và NLĐ đã tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên (kể cả trong khoảng thời gian từ ngày thông báo cho NSDLĐ đến ngày HĐLĐ chấm dứt theo thông báo) thì trường hợp này được coi là NLĐ đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
- Đối với các trường hợp khác thì không có cơ sở để khẳng định NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Trong trường hợp này, NSDLĐ có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 BLLĐ hoặc xử lý kỷ luật NLĐ theo quy định tại khoản 4 Điều 125 BLLĐ.
2. Về tiền lương ngừng việc (khoản 3 Điều 99 BLLĐ)
Câu hỏi:
14 ngày ngừng việc theo quy định tại khoản 3 Điều 99 BLLĐ được tính là 14 ngày ngừng việc liên tục hay cộng dồn? Nếu là cộng dồn thì cộng dồn trong 01 tháng hay cộng dồn trong chuỗi các sự kiện hay cộng dồn theo chu kỳ trả lương?
Hướng trả lời, hướng dẫn
Khoản 3 Điều 99 BLLĐ xác định rõ 2 nội dung, đó là: ngừng việc phải gắn với lý do (sự cố điện, nước; thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm...) và ngừng việc 14 ngày. Điều luật không quy định rõ 14 ngày làm việc liên tục hay cộng dồn.
Do việc ngừng việc phải được gắn với lý do/sự kiện cụ thể dẫn đến ngừng việc, nên 14 ngày ngừng việc cần được hiểu là 14 ngày ngừng việc liên tục theo từng sự kiện.
3. Về làm thêm đối với lao động nữ trong thời gian được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày (khoản 2 Điều 137 BLLĐ)
Câu hỏi:
Trong thời gian được giảm bót 01 giờ làm việc hằng ngày đối với lao động nữ (1) làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con (2) khi mang thai từ dưới tháng thứ 07 hoặc từ dưới tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì lao động nữ có được làm việc không và mức tiền được trả trong thời gian này là như thế nào?
Hướng trả lời, hướng dẫn:
- Khoản 1 Điều 137 BLLĐ chỉ cấm 02 trường hợp không được sử dụng người lao động làm thêm giờ, BLLĐ không cấm làm thêm giờ trong các trường hợp nêu ở câu hỏi. Đồng thời, đây là quy định về quyền được nghỉ của người lao động. Do đó, NLĐ được phép thỏa thuận với NSDLĐ để làm việc trong thời gian được nghỉ đó.
- Về mức tiền được trả trong thời gian làm việc của 01 giờ làm việc hằng ngày được giảm bớt: Để bảo đảm việc áp dụng chính sách đối với lao động nữ được thống nhất, trường hợp này cần được thực hiện tương tự như chính sách quy định tại khoản 4 Điều 137 BLLĐ; điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều 80 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Theo đó, trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được NSDLĐ đồng ý để NLĐ làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo HĐLĐ, NLĐ được trả thêm tiền lương theo công việc mà NLĐ đã làm trong thời gian được nghỉ.
4. Về thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đủ tuổi nghỉ hưu
Câu hỏi:
NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 36 BLLĐ khi NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đủ tuổi nghỉ hưu thấp nhất theo khoản 2 Điều 5 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP không?
Hướng trả lời, hướng dẫn:
“Đủ tuổi nghỉ hưu thấp nhất” theo quy định của khoản 2 Điều 5 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP có nghĩa là đã “đủ tuổi nghỉ hưu”. Do đó, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 36 BLLĐ, NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ “đủ tuổi nghỉ hưu thấp nhất” theo quy định của khoản 2 Điều 5 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP.
5. Về các chế độ bảo hiểm đối với người thử việc giao kết hợp đồng thử việc
Câu hỏi:
Trong thời gian làm việc theo hợp đồng thử việc, NSDLĐ có phải trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho NLĐ tương đương với mức NSDLĐ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ theo quy định tại khoản 3 Điều 168 BLLĐ không?
Hướng trả lời, hướng dẫn:
NSDLĐ có nghĩa vụ trả, vì:
- Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 5 Điều 3 và khoản 1, khoản 2 Điều 24, Điều 26 BLLĐ thì người thử việc là người lao động (hợp đồng thử việc vẫn chứa đầy đủ các yếu tố của quan hệ lao động, người thử việc vẫn được hưởng tiền lương).
- Việc áp dụng quy định của khoản 3 Điều 168 BLLĐ đối với người thử việc nhằm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa 2 nhóm đối tượng là người thử việc giao kết hợp đồng thử việc riêng và người thử việc có nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động. Người thử việc có nội dung thử việc ghi trong HĐLĐ được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc1, bảo hiểm y tế2, bảo hiểm thất nghiệp3. Do đó, người thử việc giao kết hợp đồng thử việc riêng cần được NSDLĐ chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền tương đương với mức NSDLĐ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì người thử việc theo hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc4; khoản 3 Điều 168 BLLĐ áp dụng cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, người lao động là người thử việc thuộc đối tượng áp dụng của khoản 3 Điều 168 BLLĐ được bảo đảm quyền lợi này.
- Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định thời gian thử việc được tính là thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ để tính trợ cấp thôi việc, nếu trong thời gian này NLĐ chưa được chi trả một khoản tiền tương đương với mức NSDLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp.
6. Về trả lương khi NLĐ đi làm vào những ngày nghỉ hằng năm
Câu hỏi:
Nếu NLĐ đi làm trong những ngày nghỉ hằng năm thì NLĐ được thanh toán tiền lương như thế nào?
Hướng trả lời, hướng dẫn:
(1) Cần xác định ba quy định/nguyên tắc đã được nêu trong BLLĐ, gồm:
- Nghỉ phép năm là quyền của NLĐ. Do đó NLĐ có thể dùng hoặc không dùng. NLĐ có quyền nghỉ nhưng không có nghĩa vụ nghỉ.
- NSDLĐ có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm.
- Sẽ chỉ bị xem là làm thêm giờ và phải trả 300% khi việc đi làm của NLĐ đã được xác định là đi làm vào ngày nghỉ phép.
(2) Trường hợp lịch nghỉ hằng năm đã xác định rõ ngày nghỉ cụ thể; NLĐ đi làm vào ngày nghỉ cụ thể đã được xác định đó (do NSDLĐ huy động hoặc hai bên thỏa thuận) thì xác định là NLĐ đi làm thêm vào ngày nghỉ có hưởng lương và NSDLĐ phải trả ít nhất bằng 300% theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 98 BLLĐ.
(3) Trường hợp lịch nghỉ hằng năm không xác định ngày nghỉ cụ thể (Ví dụ: Trường hợp lịch nghỉ linh hoạt, tạo điều kiện cho NLĐ đăng ký nghỉ vào thời gian theo nhu cầu cá nhân)
Đối với trường hợp này, NSDLĐ đã dành quyền quyết định ngày nghỉ cụ thể cho NLĐ với việc quy định lịch nghỉ linh hoạt theo tháng hoặc theo năm và NLĐ phải đăng ký/thông báo trước cho NSDLĐ. Do đó, nếu NTĐ không đăng ký/thông báo thì được hiểu là NLĐ đã từ bỏ quyền nghỉ phép năm trong tháng hoặc trong năm của mình. Đồng thời, trường hợp này cũng không xác định được ngày làm việc cụ thể nào là ngày nghỉ phép của NLĐ. Vì vậy, NSDLĐ có nghĩa vụ trả lương làm việc bình thường cho NLĐ mà không có nghĩa vụ phải trả lương làm thêm giờ cho NLĐ đối với những ngày NLĐ không nghỉ hoặc không nghỉ hết phép hằng năm.
Trong trường hợp cần thiết, có thể hướng dẫn thêm cho NSDLĐ quy định trong nội quy lao động nội dung chặt chẽ hơn, cụ thể: “Trường hợp nội quy lao động hoặc quy định nội bộ của doanh nghiệp đã quy định trao quyền cho NLĐ đăng ký nghỉ phép nhưng NLĐ không đăng ký thì được coi là NLĐ từ bỏ quyền nghỉ hằng năm của mình”.
II. Về khảo sát thực tiễn áp dụng
1. Cục Quan hệ lao động và Tiền lương khảo sát thực tiễn áp dụng đối với nội dung NLĐ thử việc ký hợp đồng thử việc riêng được NSDLĐ trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền tương đương với mức NSDLĐ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ.
2. Cục An toàn lao động khảo sát thực tiễn áp dụng đối với nội dung về trả lương khi NLĐ đi làm vào những ngày nghỉ hằng năm tại các doanh nghiệp.
3. Căn cứ kết quả khảo sát, việc trả lời các câu hỏi sẽ tiếp tục được xem xét, xử lý cho phù hợp.
III. Về cách thức hướng dẫn, trả lời cho các địa phương, NSDLĐ, tổ chức, cá nhân
Các vấn đề nêu tại Phần I chưa được pháp luật quy định cụ thể. Do đó, để tránh việc trả lời có nội dung giải thích BLLĐ, không thuộc thẩm quyền của Bộ, đề nghị các đơn vị lựa chọn hình thức trao đổi, hướng dẫn phù hợp. Theo đó, việc hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân có thể được thực hiện trực tiếp thông qua các cuộc tập huấn, hội thảo, hội nghị, trả lời qua điện thoại,... hoặc gián tiếp thông qua các tài liệu hỏi - đáp, các trao đổi được đăng tải trên website của Bộ...
Vụ Pháp chế thông báo và đề nghị các đơn vị thực hiện theo đúng kết luận của Thứ trưởng Lê Văn Thanh./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Lê Văn Thanh (để b/c);
- Lưu: VT. |
VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Bình |
______________
1Đối với NLĐ có HĐLĐ từ 01 tháng trở lên.
2Đối với NLĐ có HĐLĐ từ 03 tháng trở lên.
3Đối với NLĐ có HĐLĐ từ 03 tháng trở lên.
4Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.
|
Công văn 32076/CTHN-TTHT Cục thuế thành phố Hà Nội V/v thuế TNCN đối với khoản chi trả thêm cho lao động thử việc
TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------- |
Số: 32076/CTHN-TTHT
V/v thuế TNCN đối với khoản chi trả thêm cho lao động thử việc |
Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2021 |
Kính gửi: Công ty TNHH Bee System Việt Nam
(Đ/c: Tầng 30 Tòa nhà Handico, KĐT mới Mễ Trì Hạ, đường Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội - MST: 0109000505)
Trả lời công văn số 01-2021/BEE/CV ngày 27/7/2021 của Công ty TNHH Bee System Việt Nam (sau đây gọi là Công ty) vướng mắc về chính sách thuế TNCN đối với khoản chi trả thêm cho lao động thử việc, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Điều 168 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 của Quốc hội quy định tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:
“1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
...3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.”
- Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính:
+ Tại Khoản 2 Điều 2 quy định các khoản thu nhập chịu thuế:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
...2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:...
…
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
…”
+ Tại Điều 7 quy định căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:
“1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
…
b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này.
…”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Bee System Việt Nam chi trả thêm cho người lao động thử việc (không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) cùng lúc với kỳ lương một khoản tiền được xác định là các khoản lợi ích bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công mà người lao động được hưởng thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH Bee System Việt Nam được biết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng TTKT9;
- Phòng NVDTPC;
- Website Cục Thuế:
- Lưu: VT, TTHT(2). |
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Tiến Trường |
|
Công văn 3945/LĐTBXH-LĐTL do Bộ Lao động Thương binh Xã hội giải đáp một số quy định của Bộ Luật Lao động:
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------- |
Số: 3945/LĐTBXH-LĐTL
V/v: giải đáp một số quy định của Bộ Luật Lao động |
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2015 |
Kính gửi: Công ty trách nhiệm hữu hạn Vina Korea
(Lô 13, Khu Công Nghiệp Khai Quang, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc)
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được công văn số 123/2015/CV-NS ngày 07/8/2015 của quý Công ty đề nghị hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Lao động. Sau khi xem xét, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Thời gian làm căn cứ tính trả trợ cấp thôi việc cho người lao động
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó: thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm cả thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
Như vậy, trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà có thời gian không tham gia bảo hiểm thất nghiệp do nghỉ ốm hoặc nghỉ hưởng chế độ thai sản từ đủ 01 tháng trở lên thì công ty có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đối với thời gian nêu trên.
2. Về tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với thời gian thử việc
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội (2006, 2014) thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên (từ ngày 01/01/2018 là hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên) thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo quy định tại Điều 26, Điều 27 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc phải có các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này, không bao gồm nội dung về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Căn cứ quy định nêu trên thì thời gian thử việc theo hợp đồng thử việc, người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
3. Về việc chi trả tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động
Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì việc tham gia bảo hiểm xã hội thực hiện theo tháng, không quy định tham gia theo ngày. Tại Khoản 3 Điều 85 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.
Theo Khoản 3 Điều 186 của Bộ luật Lao động thì đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.
Đối chiếu với trường hợp nêu tại mục 3 công văn số 9876/BTC-TCDN nêu trên thì người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc. Vì vậy, người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật, về trình tự, thủ tục và thời điểm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, đề nghị Công ty trao đổi với cơ quan bảo hiểm xã hội để được hướng dẫn.
4. Về tiền lương tính trả tiền làm thêm giờ, tiền nghỉ lễ, nghỉ phép
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 90 của Bộ luật Lao động thì tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Vì vậy, tiền lương làm căn cứ để trả các chế độ cho người lao động như làm thêm giờ, tiền nghỉ phép, nghỉ lễ là tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Căn cứ vào quy định nêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Công ty trách nhiệm hữu hạn Vina Korea đối chiếu với từng trường hợp cụ thể để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TT. Phạm Minh Huân (để b/c);
- Lưu VT, Vụ LĐTL. |
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Hoàng Minh Hào |
|
CÔNG VĂN 2447/LĐTBXH-BHXH VƯỚNG MẮC TRONG THỰC HIỆN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------- |
Số: 2447/LĐTBXH-BHXH
V/v hướng dẫn giải quyết vướng mắc trong thực hiện Luật BHXH |
Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2011 |
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Trả lời Công văn số 2409/BHXH-BT ngày 13/6/2011 của quý cơ quan đề nghị cho ý kiến về một số vấn đề vướng mắc trong thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Về thực hiện quy định tại khoản 6 mục D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây được viết là Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH):
- Đối với Công ty nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên để được áp dụng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 4 Mục IV Phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH thì phải thực hiện đầy đủ các quy định tại khoản 6 mục D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH từ khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp. Riêng thời hạn đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho đến khi có quy định mới.
- Các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ Công ty nhà nước áp dụng đầy đủ các quy định tại khoản 6 mục D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH và xếp hạng theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/8/2005 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính cho đến khi có quy định mới thì người lao động làm việc trong các công ty này được áp dụng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 4 Mục IV Phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH.
- Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ Công ty nhà nước, sau đó thành lập các Công ty cổ phần hạch toán độc lập thì các Công ty cổ phần hạch toán độc lập này không được áp dụng quy định tại khoản 6 mục D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH.
- Các Công ty nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên, nhưng không thực hiện đầy đủ các quy định tại khoản 6 mục D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH thì người lao động thuộc các công ty đó áp dụng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 6 Mục IV Phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH để tính hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Về thu BHXH:
- Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thực hiện việc thu bảo hiểm xã hội. Như vậy, tổ chức bảo hiểm xã hội có thẩm quyền và trách nhiệm truy thu bảo hiểm xã hội đối với tất cả các trường hợp thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội.
- Mức truy thu bảo hiểm xã hội đối với các trường hợp trốn đóng, chậm đóng bằng tổng số tiền chưa đóng, chậm đóng và số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm. Tỷ lệ % thu bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội từng thời kỳ.
3. Đối với người lao động có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.
4. Người lao động nếu ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào chế độ tiền lương mà cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước thực hiện đối với người lao động được thể hiện trong hợp đồng lao động.
Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố thực hiện.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VP, Vụ BHXH. |
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân |
|
Công văn 1734/BHXH-QLT hướng dẫn thu BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT
BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI
TP HỒ CHÍ MINH
------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------- |
Số: 1734/BHXH-QLT
V/v hướng dẫn thu BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT. |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 08 năm 2017 |
Kính gửi: Các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố
Ngày 14/4/2017, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã ký Quyết định số 595/QĐ-BHXH về việc ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2017.
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố truy cập http://bhxhtphcm.gov.vn/Resource/vanban/qd595.pdf, tải toàn văn nội dung quy trình và mẫu biểu theo Quyết định 595/QĐ-BHXH để tham khảo và thống nhất thực hiện.
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn một số nghiệp vụ thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BH TNLĐ-BNN); cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT, một số lưu ý khi thực hiện Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
1. Phân cấp quản lý thu
Đơn vị mới thành lập đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN lần đầu tại BHXH quận, huyện (gọi chung là BHXH quận) nơi đơn vị đăng ký kinh doanh.
Khi đơn vị thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh sang địa phương khác thì chậm nhất 3 tháng phải thông báo với BHXH quận nơi đang tham gia để chuyển địa bàn theo quy định, trường hợp đơn vị không thông báo chuyển địa bàn thì BHXH quận nơi đơn vị đang tham gia sẽ tạm dừng thu BHXH và phối hợp với BHXH quận nơi đơn vị có địa chỉ trú đóng mới để lập thủ tục chuyển nơi tham gia.
2. Đối tượng
2.1. Cùng tham gia BHXH, BH TNLĐ-BNN, BHYT, BHTN
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên; kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức. Riêng cán bộ, công chức, viên chức quản lý không thuộc đối tượng đóng BHTN;
c) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
2.2. Chỉ tham gia BHXH, BH TNLĐ-BNN
a) Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 (trừ hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật về lao động) thực hiện từ ngày 01/01/2018.
b) Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ); Đối với người nước ngoài làm việc theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng phải tham gia BHYT bắt buộc.
2.3. Chỉ tham gia quỹ hưu trí, tử tuất
a) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
b) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
c) Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH;
d) Người lao động đang tham gia và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng thì được đóng 1 lần số tháng còn thiếu để hưởng chế độ theo quy định.
2.4. Người lao động được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH, BHTN bắt buộc;
2.5. Người lao động giao kết nhiều HĐLĐ.
a) Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.
b) Trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động mà đã đóng BHXH và quỹ BH TNLĐ-BNN tại một nơi thì người sử dụng lao động nơi còn lại phải đóng BH TNLĐ-BNN cho người lao động nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.
3. Mức đóng
Mức đóng căn cứ tiền lương tháng nhân (X) tỷ lệ đóng theo từng nguồn quỹ tương ứng.
Quỹ
Trách nhiệm |
BHXH |
BH TNLĐ - BNN |
BHYT |
BHTN |
Cộng |
Người sử dụng LĐ |
17% |
0,5% |
3% |
1% |
21,5% |
Người lao động |
8% |
|
1,5% |
1% |
10,5% |
Trong đó tỷ lệ 25% quỹ BHXH được phân bổ cho các quỹ thành phần như sau:
- Ốm đau, thai sản: 3%
- Hưu trí, tử tuất: 22%
4. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng
5. Phương thức đóng
6. Tính lãi chậm đóng, truy thu
7. Quy định quản lý thời gian đóng BHXH, BHYT, BHTN
7.1. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (trường hợp thực hiện chế độ làm việc 26 ngày/tháng) thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
7.2. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
7.3. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BH TNLĐ- BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động;
a) Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH; thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đóng BHXH.
b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi không được tính là thời gian đóng BHXH.
c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
d) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và đơn vị vẫn phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
7.4. Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.
8. Quy định về cấp và quản lý sổ BHXH
9. Quy định về cấp và quản lý thẻ BHYT
10. Thời hạn khai báo hồ sơ
......
|
Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm: