wisswatches happytobuynfljerseys bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
[X] ?óng l?i
Loading...
kế toán Thiên ưng
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG chuyên dạy học thực hành kế toán thuế tổng hợp trên chứng từ thực tế và phần mềm HTKK, Excel, Misa. Là một địa chỉ học kế toán tốt nhất tại Hà Nội và TP HCM
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online
học thực hành kế toán tổng hợp
học thực hành kế toán thuế
học thực hành kế toán trên excel
học phần mềm kế toán misa

CÔNG TY KẾ TOÁN THIÊN ƯNG dạy học kế toán thực hành thực tế

Hóa đơn điện tử

Cách lập hóa đơn điều chỉnh Tăng Giảm theo thông tư 78 và NĐ 123

Hướng dẫn cách lập hóa đơn điều chỉnh tăng, hóa đơn điều chỉnh giảm theo quy định về hóa đơn điện tử tại thông tư 78/2021/TT-BTC và nghị định 123/2020/NĐ-CP


Căn cứ hướng dẫn:
- Điều 19 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP
- Khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC
 
1. Khi nào thì lập hóa đơn điều chỉnh?
+ Khi xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định tại khoản 2, Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP 
Cụ thể như sau:
Điều 19. Xử lý hóa đơn có sai sót
......
2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
.........
b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
 
b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
 
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
.......
c) Đối với ngành hàng không thì hóa đơn đổi, hoàn chứng từ vận chuyển hàng không được coi là hóa đơn điều chỉnh mà không cần có thông tin “Điều chỉnh tăng/giảm cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... ngày... tháng... năm”. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không được phép xuất hóa đơn của mình cho các trường hợp hoàn, đổi chứng từ vận chuyển do đại lý xuất.

+ Ngoài việc sử dụng hóa đơn điều chỉnh trong trường hợp xử lý hóa đơn lập sai ra, thì hóa đơn điều chỉnh còn sử dụng trong các trường hợp khác như: Hàng bán bị trả lại (điều chỉnh giảm số lượng), giảm giá hàng bán (điều chỉnh giảm đơn giá), chiết khấu thương mại (Điều chỉnh giảm khoản thực hiện chiết khấu) , quyết toán giá trị công trình/dịch vụ (điều chỉnh tăng/giảm so với các hóa đơn đã xuất trước đó)...
Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm:
Cách lập hóa đơn hàng bán bị trả lại


2. Cách lập hóa đơn điều chỉnh:

Tổng quan: 
* Hóa đơn điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), Hóa đơn điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.
(Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử có sai sót)
Nếu sai cao hơn => Phải lập hóa đơn điều chỉnh giảm.
Ví dụ: đơn giá đúng là: 11.000.000. Nhưng ghi sai thành 11.000.000
 => Cần lập hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá:
Khi lập hóa đơn tại cột đơn giá sẽ ghi phần chênh lệch là: -1.000.000
(Điều chỉnh giảm thì ghi dấu âm: 10.000.000 – 11.000.000 = -1.000.000)
+ Nếu sai thấp hơn => Phải lập hóa đơn điều chỉnh tăng.
Ví dụ: Số lượng đúng là: 9. Nhưng ghi sai thành 8
 => Cần lập hóa đơn điều chỉnh tăng số lượng:
Khi lập hóa đơn tại cột số lượng sẽ ghi phần chênh lệch là: 1
 (Điều chỉnh tăng ghi dấu dương: 9 - 8 = 1)
+ Nếu sai 1 chỉ tiêu nào đó mà dẫn đến sai các chỉ tiêu khác thì thực hiện điều chỉnh cả những chỉ tiêu bị sai liên đới đó
Ví dụ: Sai thuế suất thuế GTGT dẫn tới sai cả tiền thuế GTGT và tổng thanh toán thì khi điều chỉnh hóa đơn sẽ thực hiện điều chỉnh cả thuế suất, tiền thuế và tổng thanh toán
* Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ:
“Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
 
2.1. Mẫu hóa đơn điều chỉnh giảm:

Mẫu hóa đơn điều chỉnh giảm


Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm:
2.2. Mẫu hóa đơn điều chỉnh tăng:

Mẫu hóa đơn điều chỉnh tăng


Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm:
3. Lưu ý:
* Sau khi lập hóa đơn điều chỉnh xong thì thực hiện: Ký số -> Gửi cho CQT để cấp mã -> Gửi cho người mua.

Một hóa đơn chỉ được áp dụng 1 hình thức xử lý sai sót:
Theo điểm c, khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC Hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp thì:
Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu
Theo Công văn 1647/TCT-CS ngày 10/5/2023 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc xử lý hóa đơn điện tử đã lập có sai sót thì:
Trường hợp doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử bị sai (gọi là hóa đơn F0), sau đó doanh nghiệp lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế (gọi là hóa đơn F1 điều chỉnh/thay thế cho hóa đơn F0) và phát hiện hóa đơn F1 vẫn bị sai thì:
+ Nếu lựa chọn phương pháp điều chỉnh: Doanh nghiệp lập hóa đơn F2 điều chỉnh cho hóa đơn F0 (lúc này hóa đơn F0 đã bị điều chỉnh bởi hóa đơn F1).
+ Nếu lựa chọn phương pháp thay thế: Doanh nghiệp lập hóa đơn F2 thay thế cho hóa đơn F1 (lúc này hóa đơn F0 đã bị thay thế bởi hóa đơn F1).
   
Điều chỉnh hóa đơn
 

F1 đã lựa chọn xử lý sai sót của hóa đơn F0 theo cách lập hóa đơn điều chỉnh rồi thì từ F2 trở đi cũng phải thực hiện xử lý hóa đơn sai sót bằng cách lập hóa đơn điều chỉnh rồi (từ F2 trở đi được thực hiện xử lý hóa đơn sai sót bằng cách lập hóa đơn thay thế)

Với: F1 hóa đơn điều chỉnh lần 1 cho hóa đơn F0, F2 hóa đơn điều chỉnh lần 2 cho hóa đơn F0, F3 hóa đơn điều chỉnh lần 3 cho hóa đơn F0,...

(Với mỗi hóa đơn F0 khác nhau thì được chọn cách xử lý khác nhau)

4. Một vài các câu hỏi mà bạn có thể quan tâm khi lập hóa đơn điều chỉnh:
Câu hỏi 1: Có bắt buộc phải lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh không?
Trả lời: Không bắt buộc lập biên bản thỏa thuận điều chỉnh 
Theo Công văn số 34787/CTHN-TTHT ngày 18/7/2022 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc xử lý sai sót đối với hóa đơn điện tử thì:
Khi áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nếu phát hiện hóa đơn đã gửi cho người mua bị sai sót thì doanh nghiệp xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
Theo đó, doanh nghiệp được lựa chọn lập HĐĐT điều chỉnh hoặc HĐĐT mới để điều chỉnh lại nội dung sai sót.
Việc lập biên bản điều chỉnh trước khi phát hành HĐĐT điều chỉnh hoặc HĐĐT mới chỉ bắt buộc nếu các bên có thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được miễn lập biên bản điều chỉnh.


Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm:
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử có sai sót theo TT 78
 
Câu hỏi 2: Hóa đơn điều chỉnh có phải gửi mẫu số 04/SS-HĐĐT không?
Trả lời: Khi lập hóa đơn điều chỉnh không phải gửi thông báo sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế
Theo công văn 1647/TCT-CS 2023 ngày 10/05/2023 của Tổng Cục Thuế về hóa đơn điện tử thì:
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC thì doanh nghiệp gửi Mẫu 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế.
=> Các trường hợp phải gửi Mẫu số 04/SS-HĐĐT gồm có:
+ Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót
+ Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót
+ Trường hợp phát hiện hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử loại cũ (theo thông tư 32/2011/TT-BTC) đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 có sai sót
Ngoài ra, còn 1 trường hợp nữa phải lập Mẫu số 04/SS-HĐĐT đó là:
Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP;
(Theo điểm b, khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC Hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp)
Còn:
Trường hợp xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì người nộp thuế không phải gửi thông báo sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế.

Câu hỏi 3: Có được áp dụng mức thuế suất 8% trên hóa đơn điều chỉnh không?
Trả lời: Hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn được giảm thuế GTGT 8% thì cũng được áp dụng mức thuế suất 8% trên hóa đơn điều chỉnh

Theo hướng dẫn tại “Công văn số 2121/TCT-CS ngày 29/5/2023 của Tổng cục Thuế về việc lập hóa đơn thì:
- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, sau ngày 31/12/2022 phát hiện có sai sót phải lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế mà không ảnh hưởng tới tiền hàng và thuế GTGT phải nộp hoặc điều chỉnh giá tính thuế thì hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế áp dụng thuế suất thuế GTGT 8%; Trường hợp sai sót về số lượng hàng hóa dẫn đến sai sót về tiền hàng và thuế GTGT thì hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế áp dụng thuế suất thuế GTGT theo quy định tại thời điểm lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế.
- Trường hợp hàng hóa đã mua trước 01/01/2023 với thuế suất 8%, sau ngày 31/12/2022 người mua trả lại hàng hóa do không đúng quy cách, chất lượng, thì người bán lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa để điều chỉnh giảm hoặc thay thế hóa đơn đã lập với thuế suất thuế GTGT 8%, người bán và người mua có thỏa thuận ghi rõ hàng bán trả lại.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng và đối với các khoản chiết khấu thương mại của hàng hóa được giảm thuế GTGT với thuế suất 8% đã bán trong năm 2022 nhưng từ 01/01/2023 mới xuất hóa đơn thể hiện nội dung chiết khấu thương mại thì:
+ Trường hợp số tiền chiết khấu được lập vào lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo sau ngày 31/12/2022 thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh ở nội dung giá tính thuế, thuế suất thực hiện theo pháp luật hiện hành tại thời điểm lập hóa đơn.
+ Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu sau ngày 31/12/2022 thì người bán lập hóa đơn điều chỉnh và áp dụng thuế suất thuế GTGT 8% tại thời điểm bán hàng.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (thuộc đối tượng giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP) nhưng sau ngày 31/12/2022 cơ sở kinh doanh mới lập hóa đơn đối với doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ ngày 01/02/2022 đến 31/12/2022 và hoạt động xây dựng, lắp đặt có thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền, được xác định từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 nhưng sau ngày 31/12/2022, cơ sở kinh doanh mới lập hóa đơn đối với doanh thu xây dựng, lắp đặt đã nghiệm thu, bàn giao thì thuộc trường hợp lập hóa đơn không đúng thời điểm, được áp dụng giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ và bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm.
 
Công văn 1635/CTBDU-TTHT ngày 31/01/2023 của Cục thuế tỉnh Bình Dương: 
Trường hợp công ty có hoá đơn đã lập trước ngày 31/12/2022 (hoá đơn có thuế suất thuế GTGT là 8% nhưng có sai sót thì thực hiện xử lý hoá đơn sai sót theo quy định tại Điều 19 NĐ 123. Hoá đơn điều chỉnh hoặc hoá đơn thay thế cho hoá đơn đã lập (hoá đơn có thuế suất thuế GTGT là 8 %) trước ngày 31/12/2022 áp dụng thuế suất thuế GTGT là 8%.
Theo Công văn số 2688/BTC-TCT ngày 23/3/2022 của Bộ Tài chính về thuế giá trị gia tăng tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì:
- Trường hợp cơ sở kinh doanh ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ, đã lập hóa đơn tại thời điểm thu tiền trước ngày 01/02/2022 với thuế suất 10% nhưng dịch vụ hoàn thành trong thời gian từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 thì đối với phần tiền đã lập hóa đơn trước ngày 01/02/2022 không thuộc trường hợp được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT; đối với phần tiền còn lại chưa thanh toán, được lập hóa đơn từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 theo quy định của pháp luật thì được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc mức thuế suất 10% trong tháng 01/2022 nhưng đến tháng 02/2022 cơ sở kinh doanh mới lập hóa đơn đối với doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong tháng 01/2022 thì thuộc trường hợp lập hóa đơn không đúng thời điểm và không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT.
- Đối với các hóa đơn đã lập trước ngày 01/02/2022 với thuế suất thuế GTGT 10%, sau ngày 01/02/2022 phát sinh các nội dung sai sót cần điều chỉnh về tiền hàng, thuế GTGT hoặc trả lại hàng thì hóa đơn điều chỉnh, hóa đơn trả lại hàng được lập với thuế suất thuế GTGT là 10%.
- Đối với hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ đặc thù như cung cấp điện, cơ sở kinh doanh được giảm thuế GTGT theo quy định đối với các hóa đơn lập từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Theo Công văn số 6778/CTHN-TTHT ngày 2/3/2022 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP:
Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ cho khách hàng có thu tiền trước thời điểm 1/2/2022, khi thu tiền Công ty đã lập hóa đơn theo thuế suất thuế GTGT 10% nhưng đến 01/3/2022, khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ và công ty phải hoàn trả phần phí dịch vụ chưa sử dụng thi khi lập hóa đơn điều chỉnh Công ty áp dụng mức thuế suất tương ứng tại thời điểm thu tiền.
Trường hợp từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022, Công ty cung cấp dịch vụ được giảm thuế GTGT theo quy định tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ và lập hóa đơn theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ với mức thuế suất 8%, sau ngày 31/12/2022 Công ty điều chỉnh hóa đơn đã lập nêu trên thì hóa đơn điều chỉnh áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8%.
Theo Công văn số 6778/CTHN-TTHT ngày 2/3/2022 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP:
Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ cho khách hàng có thu tiền trước thời điểm 1/2/2022, khi thu tiền Công ty đã lập hóa đơn theo thuế suất thuế GTGT 10% nhưng đến 01/3/2022, khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ và công ty phải hoàn trả phần phí dịch vụ chưa sử dụng thi khi lập hóa đơn điều chỉnh Công ty áp dụng mức thuế suất tương ứng tại thời điểm thu tiền.
Trường hợp từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022, Công ty cung cấp dịch vụ được giảm thuế GTGT theo quy định tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ và lập hóa đơn theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ với mức thuế suất 8%, sau ngày 31/12/2022 Công ty điều chỉnh hóa đơn đã lập nêu trên thì hóa đơn điều chỉnh áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8%.

Giảm 25% học phí khóa học kế toán online
Xem thêm

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG ĐỊA CHỈ CÁC CƠ SỞ HỌC
 Hotline: 0987. 026. 515  Địa chỉ tại Hà Nội:
 1. Cơ sở Cầu Giấy: Xuân Thủy - Cầu giấy - Hà Nội
 Email: ketoanthienung@gmail.com  2. Cơ sở Định Công: Định Công - Thanh xuân - Hà Nội
 Website: ketoanthienung.net  3. Cơ sở Thanh Xuân: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
   4. Cơ sở Long Biên: Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội
   5. Cơ sở Hà Đông: Trần Phú - Hà Đông - Hà Nội
   Địa chỉ tại Hồ Chí Minh:
   6. Cơ sở Quận 3: Cách mạng tháng 8 - Phường 11 - Quận 3 - Tp. Hồ Chí Minh
   7. Cơ sở Q. Thủ Đức - HCMP. Hiệp Bình Chánh - Quận Thủ Đức - Tp. Hồ Chí Minh
Bản quyền thuộc về: Kế toán Thiên Ưng  DMCA.com Công ty kế toán Thiên Ưng
 
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online