Tình huống để hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng điện tử được giảm thuế GTGT theo NĐ 44/2023/NĐ-CP:
Dịch vụ ăn uống là món "Lẩu Hải Sản" được cung cấp vào ngày 20/07/2023, có giá bán niêm yết là: 1.000.000đ/nồi
* Xác định hàng hóa dịch vụ được giảm thuế GTGT theo NĐ 44/2023/NĐ-CP:
+ Bước 1: Xác định thời điểm bán hàng hóa cung cấp dịch vụ:
+/ Nếu bán hàng hàng hóa cung cấp dịch vụ trong khoảng thời gian từ ngày 01/07/2023 đến ngày 31/12/2023 thì thuộc đối trượng hàng hóa dịch vụ được giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP
+/ Nếu bán hàng hàng hóa cung cấp dịch vụ trong khoảng thời gian trước ngày 01/07/2023 và sau ngày 31/12/2023 thì không thuộc đối trượng hàng hóa dịch vụ được giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP
=> Lưu ý: Thời gian để xác định được giảm thuế GTGT theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP sẽ căn cứ vào thời điểm xuất hóa đơn được quy định tại điều 9 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hoá đơn, chứng từ
=> Vì “Dịch vụ ăn uống” đang cung cấp vào ngày 20/07/2023 (ăn uống xong trong ngày sẽ lập hóa đơn vào ngày 20/07/2023) nên thời điểm cung cấp dịch vụ đang thuộc vào trong khoảng thời gian từ ngày 01/07/2023 đến ngày 31/12/2023 => Do đó, Dịch vụ ăn uống là món "Lẩu Hải Sản" được cung cấp vào ngày 20/07/2023 thuộc khoảng thời gian được áp dụng giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP
+ Bước 2: Xác định mức thuế suất đang áp dụng của hàng hóa, dịch vụ cung cấp là bao nhiêu:
+/ Nếu hàng hóa, dịch vụ cung cấp đó thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, hoặc không phải kê khai tính nộp thuế GTGT hoặc chịu thuế suất 0%, hoặc chịu thuế suất 5% thì hàng hóa, dịch vụ cung cấp đó không giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
+ Nếu hàng hóa, dịch vụ cung cấp đó thuộc đối tượng chịu thuế suất 10% thì tiếp tục xác định bước 2.
=> Vì “Dịch vụ ăn uống” thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10% nên tiếp tục thực hiện bước 2
+ Bước 3: Xác định xem hàng hóa, dịch vụ cung cấp đó có thuộc 1 trong các phụ lục I, II, III của Nghị định 44/2023/NĐ-CP hay không
Tiến hành tra cứu tại các phụ lục I, II, III của Nghị định 44/2023/NĐ-CP rồi xác định:
+ Nếu hàng hóa, dịch vụ cung cấp đó CÓ xuất hiện tại 1 trong các phụ lục I, II, III của Nghị định 44/2023/NĐ-CP thì hàng hóa, dịch vụ cung cấp đó không đối tượng được giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP
+ Nếu hàng hóa, dịch vụ cung cấp đó KHÔNG xuất hiện tại 1 trong các phụ lục I, II, III của Nghị định 44/2023/NĐ-CP thì hàng hóa, dịch vụ cung cấp đó thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP
=> Vì “Dịch vụ ăn uống” không xuất hiện tại 1 trong các phụ lục I, II, III của Nghị định 44/2023/NĐ-CP nên thuộc đối trượng hàng hóa dịch vụ được giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP
+ Bước 4: Lập hóa đơn được giảm thuế GTGT
Sau khi đã xác được 3 bước trên đều đáp ứng được điều kiện để giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP thì sẽ lập hóa đơn bán hàng được giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP như sau:
+ Tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm là: 1.000.000đ
+ Tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu: 1.000.000đ - 6.000đ = 994.000đ
+ Đồng thời ghi chú: “đã giảm 6.000đ tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15”.
Trong đó:
Số tiền giảm tương ứng với 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng = 1.000.000 X tỷ lệ 3% của nhóm ngành hàng hóa dịch vụ có bao thầu nguyên vật liệu X 20% = 6.000đ
+ Còn các chỉ tiêu còn lại thì vẫn ghi đầy đủ các nội dung theo quy định nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
Nếu các bạn vẫn chưa hiểu số tiền 6.000đ tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 trên hóa đơn bán hàng trực tiếp trên đây được tính như thế nào, thì các bạn xem chi tiết tại đây:
Cách tính giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo NĐ 44/2023