Kinh nghiệm và bí quyết khi đi xin việc kế toán thành công
Sinh viên kế toán mới ra trường – chưa có kinh nghiệm khi đi xin việc cần chuẩn bị những gì? Đó là câu hỏi của nhiều bạn kế toán mới ra trường. Công ty kế toán Thiên Ưng xin chia sẻ những bí quyết và kinh nghiệm khi đi xin việc kế toán cho các bạn kế toán mới ra trường. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn khi đi xin việc.
Hàng năm có hàng ngàn sinh viên kế toán tốt nghiệp ra trường. Nhưng những bạn đi làm kế toán thì chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ, còn lại các bạn làm trái ngành hoặc là bán hàng, văn phòng…
Những lý do khiến các bạn không xin được việc:
- Chưa hình dung được công việc của người kế toán thực tế như thế nào, chưa được tiếp xúc với hóa đơn, chứng từ thực tế - > Nên nghiệp vụ còn yếu, không hạch toán được các nghiệp vụ phức tạp.
- Luật kế toán, luật thuế thay đổi thường xuyên -> Không cập nhật kịp thời -> Dẫn đến làm sai, thiếu sót..
- Ngoài ra: Các nhà tuyển dụng họ không muốn tuyển các bạn mới ra trường, họ không thể tuyển các bạn vào rồi mới đi đào tạo…
Đó mới chỉ là những lý do cơ bản và thường gặp hiện nay. Vậy các bạn kế toán mới ra trường phải làm gì để đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng, để nâng cao được nghiệp vụ …
Sau đâu Kế toán Thiên Ưng xin chia sẻ những kinh nghiệm khi đi xin việc kế toán, đó là:
- Điều quan trọng nhất là các bạn phải nâng cao nghiệp vụ và có kinh nghiệm thực tế
- Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin việc đầy đủ và chi tiết.
- Chuẩn bị các kỹ năng phỏng vấn khi đi xin việc.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ cả 3 yếu tố trên thì việc được việc kế toán là điều nằm trong tầm tay của các bạn.
1. Nâng cao nghiệp vụ và có kinh nghiệm thực tế:
- Có nhiều cách để các bạn có thể học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để nâng cao nghiệp vụ. Các bạn có thể hỏi người quen, hoặc xin làm ở vị trí tập sự không lương để được học hỏi…
- Nhưng như thế có giúp các bạn học hỏi được 1 cách chính xác và tốt nhất không, những bạn không có người nhà, người quen thì các bạn sẽ làm gì để được tiếp cận với thực tế, để được học hỏi kinh nghiệm thực tế được nâng cao nghiệp vụ? Phương pháp hiệu quả nhất và nhanh nhất là các bạn có thể tham gia: Lớp học thực hành kế toán tổng hợp tại Công ty kế toán Thiên Ưng. Các bạn sẽ được tiếp cận với hóa đơn, chứng từ thực tế, được thực hành làm các công việc của người kế toán tổng hợp thực thụ trên phần mềm, cụ thể như sau:
- Các bạn sẽ công ty giao cho 1 bộ hồ sơ gồm: Hóa đơn GTGT, phiếu thu, chi, giấy báo nợ, báo cáo…Dựa vào đó các bạn sẽ được những kế toán trưởng, kế toán tổng hợp có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trực tiếp hướng dẫn từ khâu: Xử lý hóa đơn, chứng từ, hạch toán, lên sổ sách, tính thuế, kê khai thuế, lên các báo cáo thuế, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế cuối năm.
- Thực hành trực tiếp trên các phần mềm như: HTKK, EXCEL, FAST, MISA …
Chi tiết về khóa học các bạn có thể xem tại đây: Khóa học thực hành kế toán tổng hợp
2. Hồ sơ xin việc đầy đủ và chi tiết gồm những gì:
- Sau khi đã tự tin với nghiệp vụ kế toán của mình, công việc mà các bạn cần chuẩn bị tiếp theo đó là phải có 1 bộ hồ sơ xin việc kế toán đầy đủ thông tin và chi tiết. Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng để bạn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng:
Một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ phải gồm:
- 1 bản CV xin việc (càng chi tiết càng tốt). Trong đó các bạn phải nói rõ về bản thân, thành tích học tập, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp, các kỹ năng …
Nếu bạn chưa biết cách viết có thể xem tại đây: Mẫu CV xin việc kế toán
- 1 đơn xin việc kế toán (viết tay là tốt nhất, có thể đánh máy cũng được). Rất nhiều nhà tuyển dụng họ rất tinh mắt, họ chỉ cần nhìn qua nét chữ của các bạn là có thể đánh giá được con người bạn có cận thận hay không. Mà kế toán là 1 nghề yêu cầu người làm kế toán phải cẩn thận và tỷ mỉ.
Nếu bạn chưa biết cách viết thì có thể xem thêm: Cách viết đơn xin việc viết tay
- Các giấy tờ liên quan như: Giấy khám sức khỏe, CMND phô tô, Giấy khai sinh…
- Sơ yếu lý lịch có xác minh của địa phương.
- Các bằng cấp, chứng chỉ có liên quan như: Bằng tốt nghiệp, Bảng điểm, chứng chỉ kế toán, chứng chỉ tin học, tiếng anh….
3. Kỹ năng phỏng vấn xin việc kế toán:
- Khi đã gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng và đã được nhà tuyển dụng gọi đị phỏng vấn thì các bạn hãy chuẩn bị thật tốt nhé từ tác phong, trang phục, giờ giấc, lời nói, thái độ …
Để hiểu rõ hơn và chi tiết hơn mời các bạn xem thêm tại đây: Kỹ năng phỏng vấn xin việc kế toán
Chúc các bạn thành công và xin được việc làm kế toán!