Quy định về những đối tượng phải nộp thuế môn bài (lệ phí môn bài) mới nhất năm 2024 hiện nay
Theo Thông tư 65/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí môn bài thì:
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài
Theo quy định tại điều 2 của Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định người nộp lệ phí môn bài; miễn lệ phí môn bài; mức thu và khai, nộp lệ phí môn bài đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Thì đối tượng phải nộp lệ phí môn bài bao gồm:
Điều 2. Người nộp lệ phí môn bài
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).
7. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Xác định các trường hợp Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh phải nộp lệ phí môn bài:
Theo điều 44 của của Luật doanh nghiệp số: 59/2020/QH14 (ban hành ngày 17/06/2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) thì:
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Theo điều 4 của Luật doanh nghiệp số: 59/2020/QH14 thì:
21. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
=> Vậy là:
+ Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh thuộc đối tượng phải kê khai nộp lệ phí môn bài nếu có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
+ Nếu KHÔNG có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh không phải kê khai nộp lệ phí môn bài.
Ví dụ như:
+ Kho chứa hàng để chứa hàng, lưu trữ hàng, vật tư trước hoặc sau khi ra công trình, không hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không thuộc trường hợp nộp lệ phí môn bài
(Theo công văn số: 2073/CT-TTHT của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ngày 11 tháng 3 năm 2019)
+ Văn phòng đại diện chỉ để thực hiện chức năng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại, không có hoạt động sản xuất, kinh doanh HHDV thì VPĐD được miễn nộp lệ phí môn bài.
(Theo công văn số: 2646/TCT-CS V/v lệ phí môn bài ngày 01 tháng 7 năm 2019)
Bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn về lệ phí môn bài đối với chi nhánh/VPĐD/ Địa điểm kinh doanh tại các công văn như:
Công văn số 4498/TCT-KK ngày 2/12/2022 của Tổng cục Thuế về việc kê khai và nộp lệ phí môn bài đối với địa điểm kinh doanh
Công văn số 24000/CTHN-TTHT ngày 29/6/2021 của Cục Thuế TP. Hà Nội
Công văn Số: 2646/TCT-CS V/v lệ phí môn bài ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Tổng Cục thuế
Công văn số 1279/TCT-CS V/v: Lệ phí môn bài của Tổng Cục Thuế ngày 04 tháng 04 năm 2017
Công văn số 3795/TCT-CS ngày 23/9/2019 của Tổng cục Thuế về việc nộp lệ phí môn bài và thuế GTGT
Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn xem thêm: