Mẫu Sổ chi phí sản xuất kinh doanh theo Thông tư 133 và 200
Hướng dẫn cách lập Sổ chi phí sản xuất kinh doanh theo Thông tư 133 và 200 – Mẫu S17-DNN (S36-DN), theo từng đối tượng tập hợp chi phí (Theo phân xưởng, bộ phận sản xuất, theo sản phẩm, nhóm sản phẩm,... dịch vụ hoặc theo từng nội dung chi phí).
1. Mẫu Sổ chi phí sản xuất kinh doanh theo Thông tư 133:
Đơn vị: Kế toán Thiên Ưng
Địa chỉ: …………………………... |
Mẫu số S17-DNN
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính) |
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH
(Dùng cho các TK 154, 631, 642, 242, 335, 632)
- Tài khoản: …………………………….
- Tên phân xưởng: …………………….
- Tên sản phẩm, dịch vụ:………………
Ngày, tháng ghi sổ |
Chứng từ |
Diễn giải |
Tài khoản đối ứng |
Ghi Nợ Tài khoản ... |
Số hiệu |
Ngày, tháng |
Tổng số tiền |
Chia ra |
|
… |
… |
… |
... |
… |
… |
A |
B |
C |
D |
E |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
- Số dư đầu kỳ
- Số phát sinh trong kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cộng số phát sinh trong kỳ
- Ghi Có TK ...
- Số dư cuối kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...
- Ngày mở sổ: ...
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
|
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) |
Ngày ... tháng ... năm ...
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên, đóng dấu) |
Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
-----------------------------------------------------
Tải Mẫu Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Excel theo Thông tư 133 và 200:
Nếu bạn không tải về được thì có thể làm theo cách sau:
Bước 1: Để lại mail ở phần bình luận bên dưới
Bước 2: Gửi yêu cầu vào mail: ketoanthienung@gmail.com (Tiêu đề ghi rõ Tài liệu muốn tải)
2. Cách lập Sổ chi phí sản xuất kinh doanh:
a. Mục đích:
- Sổ này mở theo từng đối tượng tập hợp chi phí (Theo phân xưởng, bộ phận sản xuất, theo sản phẩm, nhóm sản phẩm,... dịch vụ hoặc theo từng nội dung chi phí).
b. Căn cứ và phương pháp ghi sổ:
Căn cứ vào sổ chi tiết chi phí SXKD kỳ trước - phần “Số dư cuối kỳ”, để ghi vào dòng “Số dư đầu kỳ” ở các cột phù hợp (Cột 1 đến Cột 8).
- Phần “Số phát sinh trong kỳ”: Căn cứ vào chứng từ kế toán (chứng từ gốc, bảng phân bố) để ghi vào sổ chi tiết chi phí SXKD như sau:
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ;
- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ;
- Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng;
- Cột 1: Ghi tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
- Từ Cột 2 đến Cột 8: Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi vào các cột phù hợp tương ứng với nội dung chi phí đáp ứng yêu cầu quản lý của từng tài khoản của doanh nghiệp.
- Phần (dòng) “Số dư cuối kỳ” được xác định như sau:
Số dư cuối kỳ |
= |
Số dư đầu kỳ |
+ |
Phát sinh Nợ |
- |
Phát sinh có |
-----------------------------------------------------