Hướng dẫn cách hạch toán mua hàng hóa có được hướng chiết khấu thương mại trên phần mềm Misa
Khi ký hợp đồng hoặc đơn đặt hàng giữa đơn vị và nhà cung cấp thỏa thuận nếu mua hàng với số lượng lớn đơn vị sẽ được hưởng chiết khấu thương mại theo tỷ lệ % hoặc số tiền. Khi đó, quy trình mua hàng thực hiện như sau:
-
Bộ phận/nhân viên có nhu cầu làm đề nghị mua hàng gửi Trưởng bộ phận/Giám đốc phê duyệt.
-
Nhân viên mua hàng tổng hợp các đề nghị mua hàng, tìm kiếm và đề xuất nhà cung cấp, trình giám đốc phê duyệt.
-
Nhân viên mua hàng thỏa thuận số lượng, giá cả, chiết khấu được hưởng trong trường hợp mua nhiều và lập đơn mua hàng.
-
Nhà cung cấp thực hiện giao hàng, khi hàng về đến kho, nhân viên mua hàng giao cho kế toán hóa đơn chứng từ và đề nghị viết Phiếu nhập kho.
-
Kế toán kho lập Phiếu nhập kho, sau đó chuyển Kế toán trưởng ký duyệt.
-
Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho kiểm, nhận hàng và ký vào phiếu nhập kho.
-
Thủ kho ghi sổ kho, còn kế toán ghi sổ kế toán kho.
-
Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào. Đồng thời hạch toán chiết khấu thương mại trên hóa đơn.
-
Trường hợp nhân viên mua hàng thanh toán ngay (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) cho nhà cung cấp sau khi nhận được hàng, khi về đến doanh nghiệp sẽ thực hiện các thủ tục để thanh toán với Kế toán.
-
Trường hợp chưa thanh toán tiền hàng thì kế toán ghi nhận công nợ phải trả nhà cung cấp.
I. Cách định khoản hạch toán nghiệp vụ mua hàng có được hưởng chiết khấu thương mại
1. Trường hợp chiết khấu thương mại giảm trừ ngay trên hóa đơn mỗi lần mua hàng.
-
Nợ TK 152, 156… - Giá mua đã trừ chiết khấu thương mại, chưa có thuế GTGT
-
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
-
Có TK 111, 112, 331… - Tổng tiền thanh toán
2. Trường hợp chiết khấu thương mại được ghi giảm trừ vào giá bán trên hóa đơn lần cuối cùng.
- Nếu hàng hóa mua về vẫn còn tồn trong kho
-
Nợ TK 152, 156… - Giá trị hàng mua lần cuối trừ đi toàn bộ chiết khấu thương mại được hưởng
-
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
-
Có - TK 111, 112, 331… Tổng tiền thanh toán
- Nếu hàng hóa mua về nhập kho trước đó đã tiêu thụ 1 phần
-
Nợ TK 152, 156… - Giá trị hàng mua lần cuối trừ chiết khấu thương mại không bao gồm phần hàng được tiêu thụ
-
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
-
Có TK 632 - Giá trị chiết khấu thương mại tương ứng với hàng hóa đã tiêu thụ
-
Có TK 111, 112, 331… - Tổng tiền thanh toán
II. Các bước thực hiện hạch toán ghi sổ nghiệp vụ mua hàng có chiết khấu thương mại trên phần mềm Misa
Tổng quan, Khi mua hàng được hưởng chiết khấu thương mại sẽ có 2 trường hợp sau:
-
Trường hợp 1: Chiết khấu thương mại giảm trừ ngay trên hóa đơn mỗi lần mua hàng
-
Trường hợp 2: Chiết khấu thương mại giảm trừ trên hóa đơn lần cuối cùng và hàng hóa mua về vẫn còn tồn trong kho
Chi tiết cách hạch toán ghi sổ nghiệp vụ mua hàng có chiết khấu thương mại trên phần mềm Misa cho từng trường hợp như sau:
* Trường hợp 1: Chiết khấu thương mại giảm trừ ngay trên hóa đơn mỗi lần mua hàng
- Vào phân hệ "Mua hàng" => chọn "Chứng từ mua hàng hóa" (hoặc vào tab "Mua hàng hóa, dịch vụ" => ấn "Thêm\Chứng từ mua hàng hóa").
- Khai báo thông tin các mặt hàng được mua về.
- Khai báo chiết khấu thương mại cho các mặt hàng được mua về theo một trong hai cách sau:
+ Nhập trực tiếp tỷ lệ chiết khấu (hoặc số tiền chiết khấu) cho từng mặt hàng, nếu từng mặt hàng có thông tin chiết khấu cụ thể.
+ Các bạn ấn chọn "Phân bổ chiết khấu", nếu chỉ có giá trị chiết khấu chung cho cả hóa đơn.
=> Nhập số tiền chiết khấu thương mại được hưởng, chọn phương pháp phân bổ, sau đó ấn "Thực hiện" => chương trình sẽ tự động phân bổ chiết khấu thương mại và cập nhật vào cột "Tiền chiết khấu".
- Các bạn ấn "Cất".
* Trường hợp 2: Chiết khấu thương mại giảm trừ trên hóa đơn lần cuối cùng và hàng hóa mua về vẫn còn tồn trong kho
Bước 1: Lập chứng từ mua hàng theo từng lần hàng về
Ví dụ: Lập chứng từ cho lần mua hàng cuối cùng
- Vào phân hệ "Mua hàng" => chọn "Chứng từ mua hàng hóa" (hoặc vào tab "Mua hàng hóa, dịch vụ" => ấn "Thêm\Chứng từ mua hàng hóa").
- Khai báo các thông tin chi tiết của chứng từ mua hàng => Giá mua và thuế GTGT phản ánh theo giá trị chưa trừ chiết khấu thương mại.
- Các bạn ấn "Cất".
Bước 2: Hạch toán chiết khấu thương mại được hưởng
- Vào phân hệ "Mua hàng" => chọn "Giảm giá hàng mua" (hoặc vào tab "Giảm giá hàng mua" => ấn "Thêm")
- Tích chọn "Giảm giá trị hàng nhập kho".
- Chọn các chứng từ mua hàng được hưởng chiết khấu thương mại:
+ Nhấn vào biểu tượng kính lúp.
+ Thiết lập điều kiện để tìm kiếm chứng từ mua hàng, sau đó nhấn "Lấy dữ liệu".
+ Tích chọn các mặt hàng được hưởng chiết khấu trên từng chứng từ mua hàng.
+ Nhập tỷ lệ chiết khấu được hưởng cho từng mặt hàng tại cột "Tỷ lệ giảm". (Trường hợp không hưởng chiết khấu theo tỷ lệ mà theo số tiền, Kế toán sẽ phải tự phân bổ và xác định giá trị chiết khấu cho từng mặt hàng, sau đó nhập lại vào cột "Thành tiền giảm")
- Ấn "Đồng ý".
- Các bạn ấn "Cất".
CHÚ Ý: Với trường hợp chiết khấu thương mại giảm trừ trên hóa đơn lần cuối cùng và hàng hóa mua về đã tiêu thụ một phần (hoặc trường hợp bên bán lập hóa đơn điều chỉnh phần chiết khấu thương mại sau khi kết thúc kỳ chiết khấu), thì Kế toán sẽ phải tự phân bổ số tiền chiết khấu thương mại cho phần hàng mua vẫn còn tồn trong kho và hàng mua đã tiêu thụ. Sau đó, thực hiện hạch toán chiết khấu thương mại cho phần hàng mua vẫn còn tồn trong kho tương tự như trường hợp 2 ở trên. Còn với chiết khấu thương mại cho hàng mua về đã được tiêu thụ sẽ được hạch toán trên "Chứng từ nghiệp vụ khác" của phân hệ "Tổng hợp" như sau:
-
Hạch toán chiết khấu thương mại cho hàng mua về đã được tiêu thụ:
-
Khai báo thông tin hóa đơn để kê khai lên tờ khai thuế GTGT:
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG chúc các bạn làm tốt!
=============================
Nếu bạn muốn thành thạo các kỹ năng làm kế toán trên phần mềm Misa
Thì bạn có thể tham khảo "Khóa Học Thực Hành Kế Toán Trên Phần Mềm Misa" tại Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng
Trong khóa học này, bạn sẽ được dạy cách lên sổ sách, lập báo cáo tài chính trên phần mềm Misa
Chi tiết về chương trình đào tạo bạn xem tại đây nhé: Khóa học thực hành kế toán trên Misa
=============================