Hướng dẫn cách hạch toán ghi sổ nghiệp vụ nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng trên phần mềm Misa
1. Nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý bằng tiền gửi ngân hàng
-
Hàng quý, Kế toán thuế tính số thuế TNDN phải tạm nộp cho cơ quan thuế và lập đề nghị thanh toán bằng chuyển khoản để nộp thuế
-
Kế toán trưởng và giám đốc xem xét phê duyệt đề nghị thanh toán và chuyển kế toán thanh toán
-
Kế toán thanh toán căn cứ vào đề nghị thanh toán, lập chứng từ nộp thuế điện tử chuyển tiền từ Tài khoản đã đăng ký vào Kho bạc Nhà nước hoặc lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước và chuyển ngân hàng
-
Sau khi ngân hàng thực hiện chuyển khoản cho kho bạc nhà nước thì lập giấy báo Nợ báo lại cho đơn vị
-
Kế toán thanh toán căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng để ghi sổ kế toán.
1.1. Cách định khoản hạch toán nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý bằng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 3334 - Thuế TNDN tạm tính
Có TK 1121 - Tiền gửi ngân hàng
1.2. Các bước hạch toán ghi sổ nghiệp vụ nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý bằng tiền gửi ngân hàng trên phần mềm Misa
- Vào phân hệ "Ngân hàng" => ấn "Chi tiền".
- Khai báo các Thông tin chung của Ủy nhiệm chi:
+ Chọn Tài khoản chi: Là tài khoản ngân hàng của đơn vị dùng để trích tiền nộp thuế.
+ Chọn Lý do chi: Thuế TNDN tạm tính.
+ Chọn Năm: là năm tính thuế TNDN (Ví dụ: Tháng 01/2023 nộp thuế tạm tính cho quý IV năm 2022 thì phải chọn Năm là 2022)
CHÚ Ý: Cần chọn đúng Lý do chi là Thuế TNDN tạm tính và chọn đúng Năm tính thuế TNDN để khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN, chương trình lấy đúng số liệu lên chỉ tiêu E1 (Số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm của hoạt động SXKD).
+ Chọn Tài khoản nhận: Là tài khoản Kho bạc nhận tiền nộp thuế.
- Tại tab "Hạch toán": Nhập số tiền nộp thuế tạm tính vào cột Số tiền.
- Các bạn ấn "Cất".
- Để in Ủy nhiệm chi, ấn "In" và chọn mẫu UNC của ngân hàng chuyển tiền.
CHÚ Ý: Sau khi hạch toán xong nghiệp vụ trả các khoản vay thông qua tài khoản ngân hàng, phần mềm tự động chuyển thông tin của chứng từ vào Sổ tiền gửi ngân hàng.
2. Nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý bằng tiền mặt
-
Hàng quý, Kế toán thuế tính số thuế TNDN phải tạm nộp cho cơ quan thuế và lập đề nghị thanh toán bằng tiền mặt để nộp thuế
-
Kế toán thanh toán lập Phiếu chi, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
-
Thủ quỹ căn cứ vào Phiếu chi đã được duyệt thực hiện xuất quỹ tiền mặt và ghi sổ quỹ
-
Kế toán thuế nhận tiền và đi nộp thuế vào tài khoản của cơ quan thuế.
-
Kế toán thanh toán căn cứ vào Phiếu chi có chữ ký của thủ quỹ và người nhận tiền để ghi sổ kế toán tiền mặt
2.1. Cách định khoản hạch toán nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý bằng tiền mặt:
Nợ TK 3334 - Thuế TNDN tạm tính
Có TK 1111 - Tiền mặt
2.2. Các bước hạch toán ghi sổ nghiệp vụ nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý bằng tiền mặt trên phần mềm Misa
- Vào phân hệ "Quỹ" => ấn "Chi tiền".
- Khai báo các Thông tin chung của phiếu chi:
+ Chọn Lý do chi: Thuế TNDN tạm tính.
+ Chọn Năm: là năm tính thuế TNDN (Ví dụ: Tháng 01/2023 nộp thuế tạm tính cho quý IV năm 2022 thì phải chọn Năm là 2022)
CHÚ Ý: Cần chọn đúng Lý do chi là Thuế TNDN tạm tính và chọn đúng Năm tính thuế TNDN để khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN, chương trình lấy đúng số liệu lên chỉ tiêu E1 (Số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm của hoạt động SXKD)
- Tại tab "Hạch toán": Nhập số tiền nộp thuế tạm tính vào cột Số tiền.
- Các bạn ấn "Cất".
- Để in Phiếu chi, ấn "In" và chọn mẫu phiếu chi cần in.
CHÚ Ý: Trường hợp Thủ quỹ có tham gia sử dụng phần mềm, sau khi phiếu chi trả tiền cho nhà cung cấp được lập, chương trình sẽ tự động sinh ra phiếu chi trên tab "Đề nghị thu, chi" của Thủ quỹ. Thủ quỹ sẽ thực hiện ghi sổ phiếu chi vào sổ quỹ .
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG chúc các bạn làm tốt!
=============================
Nếu bạn muốn thành thạo các kỹ năng làm kế toán trên phần mềm Misa
Thì bạn có thể tham khảo "Khóa Học Thực Hành Kế Toán Trên Phần Mềm Misa" tại Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng
Trong khóa học này, bạn sẽ được dạy cách lên sổ sách, lập báo cáo tài chính trên phần mềm Misa
Chi tiết về chương trình đào tạo bạn xem tại đây nhé: Khóa học thực hành kế toán trên Misa
=============================