Hướng dẫn cách tính giá thành theo phương pháp giản đơn trên phần mềm Misa theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
I. Tổng quan về cách tính giá thành theo phương pháp giản đơn trên Misa theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
1. Điều kiện áp dụng tính giá thành theo phương pháp giản đơn
Áp dụng với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất liên tục, khép kín, kết thúc quy trình tạo ra 1 sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành của quy trình sản xuất đó. Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất bê tông, cọc bê tông, tấm cách nhiệt, bao bì xốp…
2. Các bước tính giá thành theo phương pháp giản đơn trên Misa theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
-
Bước 1: Khai báo nguyên vật liệu sản xuất và thành phẩm
-
Bước 2: Khai báo đối tượng tập hợp chi phí
-
Bước 3: Xuất kho nguyên vật liệu sản xuất
-
Bước 4: Hạch toán các chi phí phát sinh
-
Bước 5: Nhập kho thành phẩm sản xuất
-
Bước 6: Xác định kỳ tính giá thành
-
Bước 7: Tính giá thành thành phẩm
-
Bước 8: Kết chuyển chi phí
II. Chi tiết từng bước tính giá thành theo phương pháp giản đơn trên Misa theo Thông Tư 200/2014/TT-BTC
Bước 1: Khai báo nguyên vật liệu sản xuất và thành phẩm
- Vào "Danh mục" => Chọn "Vật tư hàng hoá" => Chọn "Vật tư hàng hoá" => Chọn chức năng "Thêm".
- Khai báo nguyên vật liệu hoặc thành phẩm:
+ Nếu khai báo nguyên vật liệu, các bạn sẽ chọn tính chất là "Vật tư hàng hoá".
+ Nếu khai báo thành phẩm, các bạn sẽ chọn tính chất là "Thành phẩm".
CHÚ Ý: Khi khai báo thành phẩm, các bạn thực hiện khai báo thêm định mức nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất ra thành phẩm bên tab "Định mức nguyên vật liệu".
- Sau khi khai báo xong, các bạn ấn "Cất".
Bước 2: Khai báo đối tượng tập hợp chi phí
- Vào "Danh mục" => Chọn "Đối tượng tập hợp chi phí" => Chọn chức năng "Thêm".
- Chọn loại đối tượng tập hợp chi phí là "Sản phẩm".
- Sau khi chọn xong, các bạn ấn "Cất".
CHÚ Ý: Với phương pháp giản đơn, mỗi đối tượng tập hợp chi phí sẽ tương ứng với một thành phẩm cần sản xuất ra.
Bước 3: Xuất kho nguyên vật liệu sản xuất
- Vào phân hệ "Kho" => Chọn tab "Lệnh sản xuất" => Chọn chức năng "Thêm".
- Các bạn tiến hành khai báo lệnh sản xuất.
- Chọn các thành phẩm và nhập số lượng cần sản xuất => hệ thống sẽ tự động tính ra số lượng Nguyên Vật Liệu cần để sản xuất căn cứ vào thông tin định mức Nguyên Vật Liệu đã được thiết lập ở Bước 1 kể trên.
- Các bạn ấn "Cất".
- Chọn chức năng "Lập phiếu xuất" trên lệnh sản xuất.
- Các bạn tích chọn các thành phẩm cần xuất Nguyên Vật Liệu => ấn "Đồng ý".
- Nhập bổ sung các thông tin còn thiếu cho chứng từ xuất kho như lý do xuất, kèm theo, tài khoản Nợ,…
- Các bạn kiểm tra lại và Chọn thông tin "Khoản mục CP" (khoản mục chi phí) theo thực tế phát sinh trong tab "Thống kê".
- Các bạn ấn "Cất"
CHÚ Ý:
-
Với các nguyên vật liệu tính giá xuất kho theo phương pháp "Bình quân cuối kỳ" => đơn giá sẽ được hệ tự động tính sau khi thực hiện chức năng Tính giá xuất kho trên phân hệ "Kho".
-
Với các nguyên vật liệu tính giá xuất kho theo phương pháp "Bình quân tức thời", "Giá đích danh" và "Nhập trước xuất trước" => đơn giá sẽ được hệ thống tự động tính sau khi chứng từ xuất kho được "Ghi sổ".
-
Với những doanh nghiệp không quản lý lệnh sản xuất có thể bỏ qua bước này và vào phân hệ "Kho" => tab "Nhập, xuất kho" để lập chứng từ xuất kho sản xuất.
Bước 4: Hạch toán các chi phí phát sinh
- Các chi phí phát sinh liên quan đến việc tính giá thành (Nợ TK 621, 622, 623, 627, 154) có thể được hạch toán trên phân hệ "Quỹ", "Ngân hàng" hoặc "Tổng hợp".
CHÚ Ý:
-
Khi hạch toán các chứng từ chi phí phát sinh nếu xác định được là chi phí phát sinh cho đối tượng nào thì chọn thông tin tại cột "Đối tượng THCP" (đối tượng tập hợp chi phí) hoặc bỏ trống nếu chưa xác định được đối tượng.
Bước 5: Nhập kho thành phẩm sản xuất
- Vào phân hệ "Kho" => Chọn tab "Nhập, xuất kho" => Chọn chức năng "Thêm\Nhập kho".
- Chọn loại chứng từ là "Thành phẩm sản xuất".
- Khai báo thành phẩm được nhập kho.
- Khai báo hoặc chọn lại "Đối tượng THCP" (Đối tượng tập hợp chi phí) theo thực tế phát sinh trên tab "Thống kê".
- Các bạn ấn "Cất".
CHÚ Ý:
-
Đơn giá của thành phẩm nhập kho sẽ được hệ thống cập nhật sau khi thực hiện chức năng "Cập nhật giá nhập kho" khi thực hiện "Tính giá thành tại Bước 7".
Bước 6: Xác định kỳ tính giá thành
- Vào phân hệ "Giá thành" => Chọn tab "Sản xuất liên tục – Giản đơn" => Chọn chức năng "Thêm".
- Chọn kỳ tính giá thành và ấn nút "Lấy dữ liệu" => phần mềm sẽ tự động lấy lên những đối tượng tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ đã khai báo.
- Các bạn ấn "Cất".
CHÚ Ý:
-
Sử dụng chức năng "Chọn/Loại bỏ" để chọn bổ sung hoặc xóa các đối tượng tập hợp chi phí trên danh sách.
Bước 7: Tính giá thành thành phẩm
- Vào phân hệ "Giá thành" => Chọn tab "Sản xuất liên tục – Giản đơn".
- Chọn kỳ tính giá thành trên danh sách và chọn chức năng "Tính giá thành" bên thanh tác nghiệp (hoặc nhấn chuột phải, chọn chức năng "Tính giá thành").
- Các bạn ấn "Đồng ý".
- Việc tính giá thành theo phương pháp giản đơn sẽ được thực hiện theo 3 phần như sau:
+ Phần 1 - Phân bổ chi phí chung: hệ thống sẽ tổng hợp các chứng từ xuất kho Nguyên Vật Liệu (TK 621), hạch toán chi phí lương (TK 622), chi phí sản xuất chung (TK627) chưa chọn "Đối tượng THCP" (đối tượng tập hợp chi phí) để thực hiện việc phân bổ:
-
Nhập tỷ lệ phân bổ và lựa chọn tiêu thức phân bổ.
CHÚ Ý:
-
Ấn "Phân bổ" => hệ thống sẽ tự động phân bổ chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí trong kỳ tính giá thành.
CHÚ Ý:
-
Có thể kiểm tra danh sách chứng từ được tổng hợp để phân bổ chi phí chung bằng cách sử dụng chức năng "Xem" tại cột "Chi tiết chứng từ" trên tab "Xác định chi phí phân bổ".
-
Để phân bổ được chi phí chung theo "Định mức", cần khai báo định mức chi phí cho từng đối tượng THCP trên menu "Nghiệp vụ" => chọn "Giá thành" => chọn "Sản xuất liên tục – giản đơn" => chọn "Khai báo định mức phân bổ chi phí theo đối tượng THCP".
-
Sau khi tính giá thành xong, có thể kiểm tra thông tin chi phí chung được phân bổ trên tab "Bảng phân bổ chi phí chung" của màn hình danh sách kỳ tính giá thành.
-
Ấn "Tiếp theo" để chuyển sang phần "Đánh giá dở dang".
+ Phần 2 - Đánh giá dở dang: trường hợp kết thúc kỳ tính giá thành vẫn còn có các thành phẩm chưa sản xuất xong, kế toán cần xác định giá trị dở dang cuối kỳ cho từng đối tượng tập hợp chi phí:
-
Lựa chọn tiêu thức đánh giá dở dang và nhập số lượng dở dang kèm tỷ lệ hoàn thành của các thành phẩm dở dang.
-
Ấn "Tính chi phí dở dang" => hệ thống sẽ tự động xác định chi phí dở dang cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
CHÚ Ý:
+ Phần 3 - Tính giá thành: hệ thống tự động tính ra giá thành cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
-
Sau khi thực hiện tính giá thành xong, nếu chọn:
+ "Cập nhật giá nhập kho" => hệ thống sẽ cập nhật giá thành vừa tính được vào chứng từ nhập kho thành phẩm ở Bước 5 kể trên.
+ "Cập nhật giá xuất kho" => hệ thống sẽ tính ra giá cho các thành phẩm khi xuất kho.
- Các bạn ấn "Cất".
CHÚ Ý:
-
Sau khi tính giá thành xong => có thể kiểm tra lại giá thành của từng thành phẩm trên tab "Bảng tính giá thành" của màn hình danh sách kỳ tính giá thành.
-
Trường hợp muốn kiểm tra lại các khoản chi phí trực tiếp, phục vụ cho việc tính giá thành hoặc các khoản chi phí làm giảm giá thành của thành phẩm, kế toán ấn chuột phải tại màn hình danh sách kỳ tính giá thành và chọn chức năng "Tập hợp chi phí trực tiếp" hoặc "Tập hợp khoản giảm giá thành".
Bước 8: Kết chuyển chi phí
- Vào phân hệ "Giá thành" => Chọn tab "Sản xuất liên tục – Giản đơn".
- Chọn kỳ tính giá thành trên danh sách và chọn chức năng "Kết chuyển chi phí" bên thanh tác nghiệp (hoặc nhấn chuột phải, chọn chức năng "Kết chuyển chi phí").
- Các bạn ấn "Đồng ý" => hệ thống sẽ tự động tổng hợp chi phí từ các TK 621, 622, 627,… để kết chuyển sang 154.
- Kiểm tra chứng từ kết chuyển chi phí.
- Các bạn ấn Cất.
CHÚ Ý: Trường hợp muốn xem lại các chứng từ kết chuyển chi phí đã lập trước đó:
-
Chọn chức năng "Duyệt" trên chứng từ "Kết chuyển chi phí".
-
Hoặc vào menu "Nghiệp vụ" => chọn "Giá thành" => chọn "Sản xuất liên tục giản đơn" => chọn "Kết chuyển chi phí" để kiểm tra.
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG chúc các bạn làm tốt!
=============================
Nếu bạn muốn thành thạo các kỹ năng làm kế toán trên phần mềm Misa
Thì bạn có thể tham khảo "Khóa Học Thực Hành Kế Toán Trên Phần Mềm Misa" tại Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng
Trong khóa học này, bạn sẽ được dạy cách lên sổ sách, lập báo cáo tài chính trên phần mềm Misa
Chi tiết về chương trình đào tạo bạn xem tại đây nhé: Khóa học thực hành kế toán trên Misa
=============================