wisswatches happytobuynfljerseys bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
[X] ?óng l?i
Loading...
kế toán Thiên ưng
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG chuyên dạy học thực hành kế toán thuế tổng hợp trên chứng từ thực tế và phần mềm HTKK, Excel, Misa. Là một địa chỉ học kế toán tốt nhất tại Hà Nội và TP HCM
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán
học thực hành kế toán tổng hợp
học thực hành kế toán thuế
học thực hành kế toán trên excel
học phần mềm kế toán misa

CÔNG TY KẾ TOÁN THIÊN ƯNG dạy học kế toán thực hành thực tế

Kế toán thuế cần lưu ý

Tiền phạt vi phạm hợp đồng có tính vào chi phí?


Tiền phạt vi phạm hợp đồng có tính vào chi phí hợp lý? Thu tiền phạt có phải xuất hoá đơn không? Cách hạch toán tiền phạt vi phạm hợp đồng như nào? Kế toán Thiên Ưng xin trích các quy định hiện hành:



Tiền phạt vi phạm hợp đồng có phải xuất hóa đơn?

Theo Công văn số 3529/TCT-CS ngày 22/8/2014 của Tổng cục thuế:

"3/ Về lập chứng từ đối với khoản chi tiền bồi thường vi phạm hợp đồng:
Căn cứ khoản 1, điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính:
"Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

    - Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản
tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
 
    - Trường hợp bồi thường
bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.

Ví dụ 11: Doanh nghiệp A nhận được khoản bồi thường thiệt hại do bị hủy hợp đồng từ doanh nghiệp B là 50 triệu đồng thì doanh nghiệp A lập chứng từ thu và không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền trên."


Như vậy:
- Nếu phạt vi phạm hợp đồng bồi thường bằng
TIỀN: -> Thì Bên chi lập phiếu Chi - Bên nhận lập phiếu thu.
- Nếu phạt vi phạm hợp đồng bồi thường bằng
HÀNG HÓA, DỊCH VỤ: -> Thì Bên chi lập hóa đơn và kê khai thuế GTGT như bán hàng - Bên nhận được kê khai, khấu trừ.

-------------------------------------------------------------------

Tiền phạt vi phạm hợp đồng có được tính vào Chi phí?

Căn cứ theo Khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:

"2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật."


Như vậy: Các khoản chi phí KHÔNG được trừ nêu trên không bao gồm khoản Tiền phạt vi phạm hợp đồng nên: Tiền phạt vi phạm hợp đồng
được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Chi tiết: Theo Công văn số 3529/TCT-CS ngày 22/8/2014 của Tổng cục thuế:

"Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty có phát sinh các khoản chi về tiền phạt, bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế với khách hàng thì khi chi tiền Công ty lập chứng từ chi tiền. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, chứng từ thanh toán trên, Công ty thực hiện xác định tính vào chi phí theo quy định của thuế TNDN."

Công văn số 3603/CT-TTHT ngày 24/4/2017 của Cục Thuế TP. HCM:

"Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty theo trình bày ký hợp đồng thuê mặt bằng với khách hàng đồng thời có đặt cọc một khoản tiền giữ chỗ nhưng sau đó Công ty không thực hiện theo hợp đồng và mất khoản tiền cọc thì các hồ sơ chứng từ như hợp đồng thuê (có quy định khoản tiền đặt cọc giữ chỗ không được hoàn trả nếu Công ty không thực hiện hợp đồng), chứng từ chi tiền,.. là căn cứ để Công ty tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN"


----------------------------------------------------------------------

Chú ý: Tiền phạt vi phạm hợp đồng không được giảm trừ vào doanh thu:
 
Căn cứ theo Công văn 75439/CT-TTHT ngày 13/11/2018 của Cục thuế TP Hà Nội:
 
Công ty chỉ được thực hiện giảm trừ doanh thu trong các trường hợp:
chiết khấu thương mại; giảm giá hàng bánhàng bán bị trả lại.
- Trường hợp Công ty (bên nhận gia công) có làm hỏng một phần nguyên vật liệu của bên thuê gia công dẫn đến nghĩa vụ phải bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công thì khi thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo quy định tại hợp đồng Công ty phải lập chứng từ chi tiền cho bên thuê gia công, đồng thời bên thuê gia công lập chứng từ thu theo quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC.
    -> Đối với khoản thu tiền bồi thường vi phạm hợp đồng, bên thuê gia công
không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT và có trách nhiệm ghi nhận vào thu nhập chịu thuế TNDN theo hướng dẫn quy định tại Khoản 1, Điều 5, Thông tư 219/2013/TT-BTC và Khoản 13, Điều 7, Thông tư số 78/2014/TT-BTC.

- Trường hợp Công ty đã lập và giao hóa đơn đã giảm trừ tiền phạt vi phạm hợp đồng vào doanh thu gia công là không đúng quy định và nếu hai bên đã kê khai thuế GTGT thì hai bên
phải làm thủ tục điều chỉnh lại các hóa đơn đã giảm trừ doanh thu.
    -> Hai bên lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời Công ty
lập hóa đơn điều chỉnh tăng doanh thu gia công phản ánh đúng doanh thu gia công theo hợp đồng và tăng thuế GTGT tương ứng theo quy định tại Khoản 3, Điều 20, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính.
- Căn cứ vào hợp đồng kinh tế và các chứng từ nêu trên, Công ty được tính khoản tiền bồi thường vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN."

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 
Cách hạch toán tiền phạt vi phạm hợp đồng:
 

Theo khoản 1 điều 93 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:
 
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, gồm:
- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
- Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tương tự);
 
b) Khi có khả năng chắc chắn thu được các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, kế toán phải xét bản chất của khoản tiền phạt để kế toán phù hợp với từng trường hợp cụ thể theo nguyên tắc:

- Đối với bên bán:
 +) Tất cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng thu được từ bên mua nằm ngoài giá trị hợp đồng được ghi nhận là thu nhập khác.
 
- Đối với bên mua:
 +) Các khoản tiền phạt về bản chất là khoản giảm giá hàng mua, làm giảm khoản thanh toán cho người bán được hạch toán giảm giá trị tài sản hoặc khoản thanh toán (không hạch toán vào thu nhập khác) trừ khi tài sản có liên quan đã được thanh lý, nhượng bán.
 
Ví dụ khi nhà thầu thi công chậm tiến độ, chủ đầu tư được phạt nhà thầu theo đó được quyền thu hồi lại một phần số tiền đã thanh toán cho nhà thầu thì số tiền thu hồi lại được ghi giảm giá trị tài sản xây dựng. Tuy nhiên nếu khoản tiền phạt thu được sau khi tài sản đã được thanh lý, nhượng bán thì khoản tiền phạt được ghi vào thu nhập khác.
 + Các khoản tiền phạt khác được ghi nhận là thu nhập khác trong kỳ phát sinh,
ví dụ: Người mua được quyền từ chối nhận hàng và được phạt người bán nếu giao hàng không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng thì khoản tiền phạt phải thu được ghi nhận là thu nhập khác khi chắc chắn thu được. Trường hợp người mua vẫn nhận hàng và số tiền phạt được giảm trừ vào số tiền phải thanh toán thì giá trị hàng mua được ghi nhận theo số thực phải thanh toán, kế toán không ghi nhận khoản tiền phạt vào thu nhập khác.

Theo khoản 1 điều 94 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:

1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm:
- Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính;


1. Bên được nhận tiền bồi thường hạch toán:

- Trường hợp các khoản tiền phạt được ghi giảm giá trị tài sản, ghi:
Nợ các TK liên quan
        Có các TK 151, 153, 154, 156, 241, 211…

- Trường hợp các khoản tiền phạt được ghi nhận vào thu nhập khác, ghi:
Nợ các TK liên quan

         Có TK 711 - thu nhập khác.

g) Phản ánh các khoản được bên thứ ba bồi thường (như tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh...), ghi:
Nợ các TK 111, 112,...

         Có TK 711 - Thu nhập khác.

- Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

         Có các TK 111, 112, 152,...
 
2.
Bên chi tiền bồi thường hạch toán:
 
- Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm hành chính, ghi:
Nợ TK 811 - Chi phí khác

         Có các TK 111, 112
         Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339)
         Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.

----------------------------------------------------------------

 
--------------------------------------------------------------
Chúc các bạn thành công!
Nếu nbạn muốn học cách hạch toán, hoàn thiện sổ sách kế toán, cách lập Báo cáo tài chính, Tờ khai Quyết toán thuế TNCN, TNDN cuối năm thực hành trên chứng từ thực tế ...
Có thể tham gia
Khóa
học kế toán thực hành thực tế.
---------------------------------------------------------------------

hạch toán thu tiền phạt vi phạm hợp đồng

Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toánGiảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán
Xem thêm

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG ĐỊA CHỈ CÁC CƠ SỞ HỌC
 Hotline: 0987. 026. 515  Địa chỉ tại Hà Nội:
 1. Cơ sở Cầu Giấy: Xuân Thủy - Cầu giấy - Hà Nội
 Email: ketoanthienung@gmail.com  2. Cơ sở Định Công: Định Công - Thanh xuân - Hà Nội
 Website: ketoanthienung.net  3. Cơ sở Thanh Xuân: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
   4. Cơ sở Long Biên: Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội
   5. Cơ sở Hà Đông: Trần Phú - Hà Đông - Hà Nội
   Địa chỉ tại Hồ Chí Minh:
   6. Cơ sở Quận 3: Cách mạng tháng 8 - Phường 11 - Quận 3 - Tp. Hồ Chí Minh
   7. Cơ sở Q. Thủ Đức - HCMP. Hiệp Bình Chánh - Quận Thủ Đức - Tp. Hồ Chí Minh
Bản quyền thuộc về: Kế toán Thiên Ưng  DMCA.com Công ty kế toán Thiên Ưng
 
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online