Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương năm 2024 theo các nguyên tắc xây dựng thang bảng lương mới nhất; Hồ sơ thủ tục đăng ký thang bảng lương cho Doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP, 38/2022/NĐ-CP và Bộ luật lao động, cụ thể như sau:
-------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương 2024:
Căn cứ theo Điều 93 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 quy định:
Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động:
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Như vậy: Khi xây dựng thang bảng lương thì DN chỉ cần phải:
- Doanh nghiệp tự xây dựng thang bảng lương.
- Công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
- Nếu Doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. (quy định cụ thể xem thêm cuối bài viết nhé).
- Không phải nộp cho Phòng LĐTBXH nữa mà chỉ cần xây dựng rồi lưu tại Doanh nghiệp để khi nào cơ quan nhà nước yêu cầu thì giải trình. (Trước đây thì những DN dưới 10 lao động mới được miễn thủ tục gửi thang bảng lương).
------------------------------------------------------------------------
II. Hồ sơ xây dựng thang bảng lương năm 2024 gồm:
1. Hệ thống thang bảng lương
2. Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương
3. Biên bản tham khảo ý kiến của đại diện người lao động (đối với DN có tổ chức đại diện người lao động).
4. Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ
5. Quy chế tiền lương tiền thưởng, phụ cấp (Quy chế này rất quan trọng khi quyết toán thuế)
Dưới đây Công ty kế toán Thiên Ưng xin hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương, còn các mẫu biểu khác, các bạn click vào tên mẫu biểu đó bên trên để tham khảo cách lập nhé:
----------------------------------------------------------------------
CÔNG TY KẾ TOÁN THIÊN ƯNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mã số thuế: 0106208569 |
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc |
Địa chỉ: Số 9A, ngõ 181, Xuân Thủy, Cầu giấy, Hà Nội |
|
|
HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG
---------------------------------------------
I/- MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU :
Mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng: 5.000.000 đồng (Số tiền ghi tại đây phải bằng với mức lương cho vị trí thấp nhất ở cột "Bậc 1" trong bảng lương bên dưới và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại vùng của doanh nghiệp đang đặt địa chỉ hoạt động)
Ví dụ: Công ty kế toán Thiên Ưng ở Vùng 1 -> Thì từ ngày 01/07/2024 trở đi phải trả lương cho vị trí nhân viên với mức lương thấp nhất phải là 4.960.000đ
II/- HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG:
Đơn vị tính: Việt nam đồng
NHÓM CHỨC DANH,
VỊ TRÍ CÔNG VIỆC |
Bậc Lương |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
1. Giám đốc Công ty |
|
|
|
|
|
|
|
Mức Lương |
15.000.000 |
15.750.000 |
16.540.000 |
17.370.000 |
18.240.000 |
19.160.000 |
20.120.000 |
2. Phó giám đốc |
|
|
|
|
|
|
|
Mức Lương |
12.000.000 |
12.600.000 |
13.230.000 |
13.900.000 |
14.600.000 |
15.330.000 |
16.100.000 |
3. Kế Toán Trưởng |
|
|
|
|
|
|
|
Mức Lương |
10.000.000 |
10.500.000 |
11.030.000 |
11.590.000 |
12.170.000 |
12.780.000 |
13.420.000 |
4. Kế Toán Viên |
|
|
|
|
|
|
|
Mức Lương |
7.000.000 |
7.350.000 |
7.720.000 |
8.110.000 |
8.520.000 |
8.950.000 |
9.400.000 |
5. Nhân Viên Kinh Doanh |
|
|
|
|
|
|
|
Mức Lương |
6.500.000 |
6.830.000 |
7.180.000 |
7.540.000 |
7.920.000 |
8.320.000 |
8.740.000 |
6. Nhân viên văn phòng |
|
|
|
|
|
|
|
Mức Lương |
6.000.000 |
6.300.000 |
6.620.000 |
6.960.000 |
7.310.000 |
7.680.000 |
8.070.000 |
7. Nhân viên tạp vụ |
|
|
|
|
|
|
|
Mức Lương |
5.000.000 |
5.250.000 |
5.520.000 |
5.800.000 |
6.090.000 |
6.400.000 |
6.720.000 |
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2024
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
III. Cách xây dựng thang bảng lương 2024 cụ thể như sau:
Căn cứ theo Điều 90 và 91 của Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 quy định:
- Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
1. Cách ghi Bậc 1 trong thang bảng lương:
Trước tiên: Để xác định được Mức lương ghi vào Bậc 1 thì các bạn phải xác định được Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho DN của mình:
Sau khi xác định được Mức lương tối thiểu vùng mà DN mình áp dụng, các bạn xác định Bậc 1 như sau:
- Bậc 1 phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng (đáp ứng quy định là: Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng).
Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/07/2024 như sau:
Thực hiện theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng, cụ thể như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng
(Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ
(Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
4.960.000 |
23.800 |
Vùng II |
4.410.000
|
21.200 |
Vùng III |
3.860.000 |
18.600
|
Vùng IV |
3.450.000 |
16.600 |
----------------------------------------------------------------
2. Cách ghi các Bậc sau (Từ bậc 2 trở đi):
- Trước đây theo Nghị định 49/2013/ND-CP thì quy định: Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
- Nhưng hiện tại Nghị định 49 này đã được thay thế bằng Nghị định 145/2020/NĐ-CP -> Và trong Nghị định 145 thì lại không quy định về khoảng cách giữa các bậc lương nữa
=> Vậy là hiện tại không còn quy định Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm ít nhất bằng 5%) => Doanh nghiệp được tự quyết định mức chênh lệch giữa các bậc lương
Số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi: -> Thường là để từ 5 - 7 bậc nhé.
-------------------------------------------------------------------------
Lưu ý:
- Hằng năm Chính phủ sẽ quy định về mức lương tối thiểu vùng mới -> Do đó Doanh nghiệp cần phải cập nhật để sửa đổi, bổ sung Thang bảng lương năm hiện tại.
=> Tức là: Khi có sự thay đổi về mức lương tối thiểu vùng thì phải xây dựng lại thang bảng lương nhé.
- Trường hợp là DN có tổ chức đại diện người lao động -> Thì phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương cụ thể như sau:
Căn cứ theo Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
Điều 41. Tổ chức đối thoại khi có vụ việc:
1. Đối với vụ việc người sử dụng lao động phải tham khảo, trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36; cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều 42; phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44; thang lương, bảng lương và định mức lao động theo quy định tại Điều 93; quy chế thưởng theo quy định tại Điều 104 và nội quy lao động theo quy định tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được thực hiện như sau:
a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo nội dung cần tham khảo, trao đổi ý kiến đến các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động;
b) Các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động do mình đại diện và tổng hợp thành văn bản của từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động để gửi tới người sử dụng lao động; trường hợp nội dung đối thoại liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ thì cần bảo đảm lấy ý kiến của họ;
c) Căn cứ ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động, người sử dụng lao động tổ chức đối thoại để thảo luận, trao đổi ý kiến, tham vấn, chia sẻ thông tin về những nội dung người sử dụng lao động đưa ra;
d) Số lượng, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại do hai bên xác định theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
đ) Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này;
e) Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.
|
Xem thêm quy định về việc: Lập sổ quản lý lao động và Báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng và hằng năm.
---------------------------------------------------------------------------------------
Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế, tính lương, trích khấu hao....lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm ...
=> Thì có thể tham gia: Lớp học kế toán thực hành thực tế tại Kế toán Thiên Ưng
__________________________________________________