wisswatches happytobuynfljerseys bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
[X] ?óng l?i
Loading...
kế toán Thiên ưng
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG chuyên dạy học thực hành kế toán thuế tổng hợp trên chứng từ thực tế và phần mềm HTKK, Excel, Misa. Là một địa chỉ học kế toán tốt nhất tại Hà Nội và TP HCM
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán
học thực hành kế toán tổng hợp
học thực hành kế toán thuế
học thực hành kế toán trên excel
học phần mềm kế toán misa

CÔNG TY KẾ TOÁN THIÊN ƯNG dạy học kế toán thực hành thực tế

Luật Lao Động

Mẫu quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2024 mới nhất


Theo quy định tại điều 48 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động thì:
 
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này.
 
2. Khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành. Đối với những góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động mà người sử dụng lao động không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.
 
3. Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải được phổ biến công khai tới người lao động.

Dưới đây, công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng xin được cung cấp cho các bạn tham khảo Mẫu quy chế dân chủ ở cơ sở mới nhất năm 2024 được ban hành kèm theo Hướng dẫn 11/HD-TLĐ 2024 ngày 14/3/2024 của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam


 
TÊN DOANH NGHIỆP
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
 

QUY CHẾ
DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC

(Kèm theo Quyết định số .................. /QĐ-......ngày ... tháng ... năm 202…. của Giám đốc Công ty ............)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định về quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động (NSDLĐ), người lao động (NLĐ) và tổ chức đại diện người lao động ở cơ sở trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (QCDC) của Công ty ....

Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động tại Công ty.
2. Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc Công ty.
3. Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty (viết tắt BCH CĐCS).

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch;
2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, NSDLĐ và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
3. Tổ chức thực hiện QCDC không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

 
Điều 4. Những hành vi cấm khi thực hiện QCDC
1. Xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân;
2. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ và NLĐ;
3. Trù dập, phân biệt đối xử với người tham gia đối thoại, người khiếu nại, tố cáo.
4.
Chương II
NỘI DUNG QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC

 
Mục 1
NỘI DUNG NSDLĐ CÔNG KHAI, NLĐ THAM GIA Ý KIẾN, QUYẾT ĐỊNH, KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Điều 5. Nội dung NSDLĐ phải công khai
1. Tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ;
2. Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của NSDLĐ liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của NLĐ;
3. Các thỏa ước lao động tập thể mà NSDLĐ tham gia (thỏa ước cấp doanh nghiệp, thỏa ước ngành, thỏa ước có nhiều doanh nghiệp tham gia);
4. Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do NLĐ đóng góp (nếu có);
5. Việc đóng kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, BHTN của NSDLĐ;
6. Tình hình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ;
7. Nội dung khác theo quy định của pháp luật.

 
Điều 6. Hình thức công khai
1. Niêm yết công khai tại nơi làm việc;
2. Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại, hội nghị NLĐ;
3. Thông báo bằng văn bản cho BCH CĐCS để thông báo đến đoàn viên, NLĐ;
4. Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;
5. Đăng trên trang thông tin nội bộ của doanh nghiệp;
6. Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

 
Điều 7. Nội dung NLĐ được tham gia ý kiến
1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của NSDLĐ liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ;
2. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;
3. Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;
4. Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ theo quy định của pháp luật.

 
Điều 8. Hình thức lấy ý kiến
1. Lấy ý kiến trực tiếp NLĐ;
2. Lấy ý kiến thông qua BCH CĐCS;
3. Lấy ý kiến tại hội nghị NLĐ; đối thoại tại nơi làm việc;
4. Phát phiếu hỏi, gửi dự thảo văn bản để NLĐ tham gia ý kiến;
5. Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Điều 9. Những nội dung, hình thức NLĐ được quyết định
1. Giao kết, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật;
2. Gia nhập hoặc không gia nhập CĐCS;
3. Tham gia hoặc không tham gia đình công theo quy định của pháp luật;
4. Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được để ký kết TƯLĐTT theo quy định của pháp luật;
5. Nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên;
6. Hình thức quyết định của NLĐ thực hiện theo quy định của pháp luật.

 
Điều 10. Nội dung, hình thức NLĐ được kiểm tra, giám sát
1. Việc thực hiện hợp đồng lao động và TƯLĐTT;
2. Viêc thực hiện nội quy lao động, quy chế và các văn bản quy định khác của NSDLĐ liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ; việc thực hiện nghị quyết hội nghị NLĐ của NSDLĐ.
3. Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do NLĐ đóng góp;
4. Việc đóng kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, BHTN của NSDLĐ;
5. Việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ;
6. Hình thức kiểm tra, giám sát của NLĐ thực hiện theo quy định của pháp luật (thông qua kiểm tra, giám sát của CĐCS; Hội nghị NLĐ hàng năm; công khai, dân chủ; hoạt động đối thoại tại nơi làm việc...).
7. NLĐ được quyền giám sát các nội dung theo khoản 6, Điều này (trừ nội dung thuộc bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh được quy định trong Nội quy lao động của Công ty).

 
Mục 2
TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Điều 11. Tổ chức Hội nghị NLĐ
1. Hội nghị NLĐ do NSDLĐ và BCH CĐCS tổ chức hàng năm nhằm tổng kết, đánh giá, công khai kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động CĐCS, chia sẻ, trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ của NLĐ, NSDLĐ trong Công ty.
2. Thời gian, hình thức, quy mô tổ chức
a) Thời gian: Hội nghị NLĐ được tổ chức ít nhất 1 năm một lần (đối với doanh nghiệp nhà nước vào quý I).
b) Hình thức, quy mô tổ chức: Hội nghị trực tiếp hoặc hội nghị trực tuyến hoặc hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến, hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu (tùy vào quy mô, đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, NSDLĐ và BCH CĐCS thống nhất quyết định hình thức, quy mô tổ chức hội nghị cho phù hợp).
3. Thành phần tham dự:
a) Đối với hội nghị toàn thể: Là toàn thể NLĐ trong Công ty.
b) Đối với hội nghị đại biểu: NSDLĐ thống nhất với BCH CĐCS phân bổ số lượng, cơ cấu phù hợp, đồng đều cho các bộ phận. Căn cứ vào số lượng phân bổ, các Tổ công đoàn phối hợp với chuyên môn chọn cử đại diện NLĐ đơn vị mình tham dự Hội nghị NLĐ cấp doanh nghiệp và cấp trên.
c) Đại biểu đương nhiên bao gồm: Hội đồng quản trị; Ban Giám đốc; Ban kiểm soát; Kế toán trưởng, Trưởng phòng nhân sự; BCH CĐCS; đại diện cấp ủy đảng, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội (nếu có); ban thanh tra nhân dân (nếu có); đại diện BCH công đoàn cấp trên (nơi chưa có CĐCS).
4. Nội dung hội nghị
Hội nghị tập trung báo cáo, thảo luận các nội dung sau:
a) Tình hình sản xuất kinh doanh của NSDLĐ;
b) Việc thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc; môi trường làm việc;
d) Kiến nghị (yêu cầu) của NLĐ, CĐCS đối với NSDLĐ;
đ) Kiến nghị (yêu cầu) của NSDLĐ với NLĐ và CĐCS;
e) Nội dung khác mà hai bên quan tâm.
5. Công tác chuẩn bị hội nghị
a) Trước thời gian dự kiến tổ chức hội nghị NLĐ 15 ngày, Giám đốc Công ty chủ trì triệu tập cuộc họp chuẩn bị hội nghị, tham gia cuộc họp gồm: Giám đốc, Chủ tịch CĐCS, đại diện các bộ phận có liên quan.
b) Nội dung cuộc họp chuẩn bị thống nhất kế hoạch, nội dung, thời gian, địa điểm; số lượng, cơ cấu phân bổ đại biểu (nếu hội nghị đại biểu), phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
c) Phân công trách nhiệm
- NSDLĐ chuẩn bị: Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế công ty, điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động, kết quả giải quyết những đề xuất, kiến nghị của NLĐ, thực hiện nghị quyết hội nghị NLĐ lần trước.
- BCH CĐCS chuẩn bị: Báo cáo tổng kết phong trào thi đua, hoạt động của CĐCS, tổng hợp kiến nghị, đề xuất của NLĐ, công tác chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, NLĐ.
- NSDLĐ và Chủ tịch CĐCS thống nhất các nội dung công khai, nội dung lấy ý kiến biểu quyết tại hội nghị, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế, TƯLĐTT của Công ty...
6. Chương trình hội nghị
Hội nghị NLĐ Công ty chỉ tổ chức khi có ít nhất 70% tổng số đại biểu triệu tập tham dự. Chương trình hội nghị diễn ra cụ thể như sau:
a) Bầu chủ trì hội nghị, cử thư ký hội nghị (biểu quyết giơ tay).
b) Thông qua Chương trình Hội nghị.
c) Đại diện các bên trình bày các báo cáo tại điểm c, khoản 5, Điều này.
đ) Đại biểu thảo luận, kiến nghị, đề xuất.
d) NSDLĐ giải đáp thắc mắc; bàn giải pháp đảm bảo việc làm, thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cải tiến điều kiện làm việc...
e) Phát biểu của lãnh đạo (nếu có).
g) Ký kết, sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT (nếu có).
h) Bầu thành viên tham gia đối thoại bên đại diện NLĐ (nếu có).
i) Bầu Ban Thanh tra nhân dân đối với doanh nghiệp nhà nước (nếu có).
j) Tổ chức khen thưởng, phát động thi đua, ký giao ước thi đua (nếu có).
k) Thông qua Nghị quyết hội nghị.
7. Phổ biến, triển khai, giám sát thực hiện Nghị quyết hội nghị.
a) NSDLĐ phối hợp với BCH CĐCS tổ chức phổ biến nội dung Nghị quyết hội nghị đến toàn thể NLĐ trong Công ty.
b) BCH CĐCS có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết hội nghị của NSDLĐ.
c) Định kỳ 6 tháng một lần, NSDLĐ phối hợp với CĐCS tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết hội nghị; kết quả thực hiện, kiến nghị, đề xuất của NLĐ.

 
Mục 3
TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC

 
Điều 12. Đối thoại tại nơi làm việc
Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa NSDLĐ với NLĐ hoặc BCH CĐCS về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

Điều 13. Nguyên tắc đối thoại tại nơi làm việc
1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch;
2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, NSDLĐ và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
3. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
4. Kết quả đối thoại được công bố công khai, kịp thời đến toàn thể NLĐ trong công ty biết, thực hiện.

 
Điều 14. Tổ chức đối thoại định kỳ
1. NSDLĐ có trách nhiệm phối hợp với BCH CĐCS tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.
a) Số lượng, thành phần tham gia đối thoại của mỗi bên như sau:
- Bên NSDLĐ: Người đại diện theo pháp luật của Công ty hoặc người được ủy quyền bằng văn bản, trưởng phòng nhân sự, kế toán trưởng Công ty (do NSDLĐ chọn cử và ra quyết định bằng văn bản về việc chọn cử tham gia đối thoại).
- Bên NLĐ: Chủ tịch, phó Chủ tịch, ủy viên BCH CĐCS, đại diện NLĐ ở một số bộ phận (đảm bảo theo điểm a, Khoản 2, Điều 38, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP).
- Thư ký: Do NSDLĐ và BCH CĐCS thống nhất chọn cử, thư ký Hội nghị đối thoại không thuộc thành phần tham gia đối thoại của 2 bên. Thư ký có nhiệm vụ chuẩn tài liệu, ghi chép trung thực, đầy đủ nội dung đối thoại vào biên bản đối thoại.
NSDLĐ có trách nhiệm chuẩn bị điều kiện vật chất cần thiết và bố trí địa điểm cho việc tổ chức đối thoại.
b) Số lần đối thoại: Ít nhất 01 năm một lần
c) Thời gian tổ chức đối thoại:
Vào quý I hàng năm. Khi có việc đột xuất (bất khả kháng) phải thay đổi thời gian tổ chức đối thoại, NSDLĐ và CĐCS phải thống nhất việc tạm hoãn (thay đổi thời gian tổ chức đối thoại) nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc đối thoại bị hoãn các bên phải tổ chức đối thoại.
d) Địa điểm: Tại Công ty.
đ) Nội dung đối thoại:
đ1) Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động.
đ2) Ngoài nội dung quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
đ2.1) Tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ;
đ2.1) Việc thực hiện hợp đồng lao động, TƯLĐTT, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
đ2.2) Điều kiện làm việc;
đ2.3) Yêu cầu của NLĐ, tổ chức đại diện NLĐ đối với NSDLĐ;
đ2.4) Yêu cầu của NSDLĐ đối với NLĐ, tổ chức đại diện NLĐ;
đ2.5) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
e) Trách nhiệm của các bên:
NSDLĐ có trách nhiệm:
e.1) Cử đại diện bên NSDLĐ tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định;
e.2) Bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc;
e.3) Báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và QCDC với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu.
BCH CĐCS có trách nhiệm:
e.1) Cử thành viên đại diện tham gia đối thoại theo quy định;
e.2) Tham gia ý kiến với NSDLĐ về nội dung QCDC;
e.3) Lấy ý kiến NLĐ, tổng hợp và chuẩn bị nội dung đề nghị đối thoại;
e.4) Tham gia đối thoại với NSDLĐ theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động và quy chế này.
g) Cách thức tổ chức đối thoại:
Công tác chuẩn bị
Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức đối thoại, CĐCS gửi nội dung đối thoại cho NSDLĐ và ngược lại (nội dung yêu cầu đối thoại căn cứ kết quả lấy ý kiến, kiến nghị của NLĐ và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc lấy ý kiến có thể thực hiện thông qua cuộc họp CĐCS và các tổ trưởng Công đoàn hoặc lấy ý kiến trực tiếp từ NLĐ ở các bộ phận sản xuất kinh doanh tùy vào đặc thù của cơ sở và số lượng NLĐ).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung đối thoại, hai bên thống nhất nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia đối thoại định kỳ và NSDLĐ ban hành Quyết định (kế hoạch) bằng văn bản về việc tổ chức đối thoại (nêu rõ chương trình, thời gian, địa điểm, nội dung, thành phần tham dự). Quyết định tổ chức đối thoại phải được gửi đến Chủ tịch CĐCS trước ngày đối thoại.
NSDLĐ và Chủ tịch CĐCS phân công các thành viên tham gia đối thoại của mỗi bên chuẩn bị nội dung, tài liệu liên quan cho buổi đối thoại.
Tổ chức đối thoại
Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được tiến hành với sự có mặt trên 70% trở lên số thành viên đại diện cho mỗi bên. Trường hợp Hội nghị đối thoại không đủ trên 70% số thành viên đại diện cho mỗi bên, NSDLĐ quyết định hoãn cuộc đối thoại vào thời gian sau đó và các bên phải tổ chức đối thoại vào thời gian do hai bên thống nhất (tùy vào tình hình sản xuất kinh doanh và điều kiện thực tế của công ty).
Chương trình buổi đối thoại
- Người đại diện theo pháp luật của Công ty hoặc người được ủy quyền bằng văn bản và Chủ tịch CĐCS đồng chủ trì, cử thư ký ghi biên bản đối thoại.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Thông qua báo cáo kết quả thực hiện nội dung đối thoại lần trước.
- Đại diện mỗi bên trình bày nội dung đề xuất đối thoại.
- NSDLĐ và Chủ tịch CĐCS điều hành thảo luận, trả lời thống nhất từng nội dung đối thoại của mỗi bên.
- Thống nhất các bên, kết luận từng nội dung đối thoại.
- Thông qua biên bản đối thoại. Nội dung biên bản đối thoại phải thể hiện các nội dung chính như sau:
+ Những nội dung tại buổi đối thoại mà hai bên thống nhất, công khai cho NLĐ biết và tổ chức thực hiện.
+ Những nội dung tại buổi đối thoại mà hai bên chưa thống nhất, sẽ tiếp tục đề xuất vào kỳ đối thoại tiếp theo.
+ Những vấn đề phát sinh (nếu có) ngoài nội dung đối thoại mà hai bên đã thống nhất, chưa thống nhất.
Trong quá trình đối thoại, các thành viên tham gia đối thoại có trách nhiệm phân tích, giải trình, phản biện, cung cấp thông tin, số liệu, tư liệu, trao đổi, thảo luận trên tinh thần xây dựng, đoàn kết, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng.
Kết thúc đối thoại
- Đại diện các bên ký tên xác nhận nội dung biên bản.
- Biên bản cuộc đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được lập thành 04 bản, mỗi bên tham gia đối thoại giữ một bản, 01 bản niêm yết (thông báo) trong nội bộ Công ty, 01 bản lưu Văn phòng Công ty.
- Công khai kết quả nội dung đối thoại cho NLĐ biết và tổ chức thực hiện.

 
Điều 15. Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên
Nội dung thực hiện theo Điều 40, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 16. Tổ chức đối thoại khi có vụ việc
Nội dung thực hiện theo Điều 41, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
 
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 
Điều 17. Trách nhiệm thi hành

1. Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022; Nghị định số 145/2020/NĐ- CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động và Quy chế này, các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và toàn thể đoàn viên, NLĐ trong Công ty nghiêm túc thực hiện, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy quyền dân chủ tại nơi làm việc, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình, đồng thời xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

2. Trưởng các đơn vị trực thuộc Công ty có trách nhiệm phối hợp với BCH CĐCS phổ biến nội dung của Quy chế đến toàn thể đoàn viên, NLĐ trong Công ty biết và thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, Ban Giám đốc và BCH CĐCS sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
 
  GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
 

Trên đây là Mẫu 04 được ban hành kèm theo tại PHỤ LỤC MẪU VĂN BẢN ÁP DỤNG TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ trong Hướng dẫn số 11/HD-TLĐ ngày 14/3/2024 của TLĐ
Hướng dẫn 11/HD-TLĐ có hiệu lực thi hành từ ngày ký (ngày 14/3/2024) và thay thế Hướng dẫn số 41/HD- TLĐ ngày 11/11/2021 về “Công đoàn tham gia tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc”
 

Còn dưới đây là mẫu quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc do Kế Toán Thiên Ưng biên soạn để các bạn tham khảo:

 
CÔNG TY
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
 
QUY CHẾ
DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC

(Kèm theo Quyết định số 03 /QĐ-KTTU ngày 01 tháng 07 năm 2024 của Giám đốc Công ty Kế Toán Thiên Ưng)

 
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định về quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và tổ chức đại diện người lao động ở cơ sở trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của Công ty Kế Toán Thiên Ưng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động tại Công ty.
2. Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc Công ty.
3. Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch;
2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
3. Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Điều 4. Những hành vi cấm khi thực hiện quy chế dân chủ
1. Xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân;
2. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động;
3. Trù dập, phân biệt đối xử với người tham gia đối thoại, người khiếu nại, tố cáo.
4. Thực hiện các hành vi trái với quy định của pháp luật.
 
Chương II
NỘI DUNG QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC

Mục 1
NỘI DUNG NSDLĐ CÔNG KHAI, NLĐ THAM GIA Ý KIẾN, QUYẾT ĐỊNH, KIỂM TRA, GIÁM SÁT

 
Điều 5. Nội dung người sử dụng lao động phải công khai
1. Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
2. Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;
3. Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia (thỏa ước cấp doanh nghiệp, thỏa ước ngành, thỏa ước có nhiều doanh nghiệp tham gia);
4. Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);
5. Việc đóng kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, BHTN của người sử dụng lao động;
6. Tình hình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
7. Nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Hình thức công khai
1. Niêm yết công khai tại nơi làm việc;
2. Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại, hội nghị người lao động;
3. Thông báo bằng văn bản cho Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở để thông báo đến đoàn viên, người lao động;
4. Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;
5. Đăng trên trang thông tin nội bộ của doanh nghiệp;
6. Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Điều 7. Nội dung người lao động được tham gia ý kiến
1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
2. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;
3. Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;
4. Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Hình thức lấy ý kiến
1. Lấy ý kiến trực tiếp người lao động;
2. Lấy ý kiến thông qua Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở;
3. Lấy ý kiến tại hội nghị người lao động; đối thoại tại nơi làm việc;
4. Phát phiếu hỏi, gửi dự thảo văn bản để người lao động tham gia ý kiến;
5. Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Điều 9. Những nội dung, hình thức người lao động được quyết định
1. Giao kết, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
2. Gia nhập hoặc không gia nhập Công đoàn cơ sở;
3. Tham gia hoặc không tham gia đình công theo quy định của pháp luật;
4. Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được để ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật;
5. Nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên;
6. Hình thức quyết định của người lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Nội dung, hình thức người lao động được kiểm tra, giám sát
1. Việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể;
2. Việc thực hiện nội quy lao động, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động; việc thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động của người sử dụng lao động.
3. Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp;
4. Việc đóng kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, BHTN của người sử dụng lao động;
5. Việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
6. Hình thức kiểm tra, giám sát của người lao động thực hiện theo quy định của pháp luật (thông qua kiểm tra, giám sát của Công đoàn cơ sở; Hội nghị người lao động hàng năm; công khai, dân chủ; hoạt động đối thoại tại nơi làm việc...).
7. Người lao động được quyền giám sát các nội dung theo khoản 6, Điều này (trừ nội dung thuộc bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh được quy định trong Nội quy lao động của Công ty).


Mục 2
TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG

 
Điều 11. Tổ chức Hội nghị người lao động
1. Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức hàng năm nhằm tổng kết, đánh giá, công khai kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động Công đoàn cơ sở, chia sẻ, trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ của người lao động, người sử dụng lao động trong Công ty.
2. Thời gian, hình thức, quy mô tổ chức
a) Thời gian: Hội nghị người lao động được tổ chức ít nhất 1 năm một lần
b) Hình thức, quy mô tổ chức: Hội nghị trực tiếp hoặc hội nghị trực tuyến hoặc hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến, hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu (tùy vào quy mô, đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, người sử dụng lao động và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở thống nhất quyết định hình thức, quy mô tổ chức hội nghị cho phù hợp).
3. Thành phần tham dự:
a) Đối với hội nghị toàn thể: Là toàn thể người lao động trong Công ty.
b) Đối với hội nghị đại biểu: Người sử dụng lao động thống nhất với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở phân bổ số lượng, cơ cấu phù hợp, đồng đều cho các bộ phận. Căn cứ vào số lượng phân bổ, các Tổ công đoàn phối hợp với chuyên môn chọn cử đại diện người lao động đơn vị mình tham dự Hội nghị người lao động cấp doanh nghiệp và cấp trên.
c) Đại biểu đương nhiên bao gồm: Hội đồng quản trị; Ban Giám đốc; Ban kiểm soát; Kế toán trưởng, Trưởng phòng nhân sự; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở; đại diện cấp ủy đảng, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội (nếu có); ban thanh tra nhân dân (nếu có); đại diện Ban Chấp hành công đoàn cấp trên (nơi chưa có Công đoàn cơ sở).
4. Nội dung hội nghị
Hội nghị tập trung báo cáo, thảo luận các nội dung sau:
a) Tình hình sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc; môi trường làm việc;
d) Kiến nghị (yêu cầu) của người lao động, Công đoàn cơ sở đối với người sử dụng lao động;
đ) Kiến nghị (yêu cầu) của người sử dụng lao động với người lao động và Công đoàn cơ sở;
e) Nội dung khác mà hai bên quan tâm.
5. Công tác chuẩn bị hội nghị
a) Trước thời gian dự kiến tổ chức hội nghị người lao động 15 ngày, Giám đốc Công ty chủ trì triệu tập cuộc họp chuẩn bị hội nghị, tham gia cuộc họp gồm: Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn cơ sở, đại diện các bộ phận có liên quan.
b) Nội dung cuộc họp chuẩn bị thống nhất kế hoạch, nội dung, thời gian, địa điểm; số lượng, cơ cấu phân bổ đại biểu (nếu hội nghị đại biểu), phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
c) Phân công trách nhiệm
- Người sử dụng lao động chuẩn bị: Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế công ty, điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động, kết quả giải quyết những đề xuất, kiến nghị của người lao động, thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động lần trước.
- Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở chuẩn bị: Báo cáo tổng kết phong trào thi đua, hoạt động của Công đoàn cơ sở, tổng hợp kiến nghị, đề xuất của người lao động, công tác chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người lao động.
- Người sử dụng lao động và Chủ tịch Công đoàn cơ sở thống nhất các nội dung công khai, nội dung lấy ý kiến biểu quyết tại hội nghị, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể của Công ty Kế Toán Thiên Ưng
6. Chương trình hội nghị
Hội nghị người lao động Công ty chỉ tổ chức khi có ít nhất 70% tổng số đại biểu triệu tập tham dự. Chương trình hội nghị diễn ra cụ thể như sau:
a) Bầu chủ trì hội nghị, cử thư ký hội nghị (biểu quyết giơ tay).
b) Thông qua Chương trình Hội nghị.
c) Đại diện các bên trình bày các báo cáo tại điểm c, khoản 5, Điều này.
đ) Đại biểu thảo luận, kiến nghị, đề xuất.
d) Người sử dụng lao động giải đáp thắc mắc; bàn giải pháp đảm bảo việc làm, thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cải tiến điều kiện làm việc...
e) Phát biểu của lãnh đạo (nếu có).
g) Ký kết, sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể (nếu có).
h) Bầu thành viên tham gia đối thoại bên đại diện người lao động (nếu có).
i) Bầu Ban Thanh tra nhân dân đối với doanh nghiệp nhà nước (nếu có).
j) Tổ chức khen thưởng, phát động thi đua, ký giao ước thi đua (nếu có).
k) Thông qua Nghị quyết hội nghị.
7. Phổ biến, triển khai, giám sát thực hiện Nghị quyết hội nghị.
a) Người sử dụng lao động phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức phổ biến nội dung Nghị quyết hội nghị đến toàn thể người lao động trong Công ty.
b) Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết hội nghị của người sử dụng lao động.
c) Định kỳ 6 tháng một lần, người sử dụng lao động phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết hội nghị; kết quả thực hiện, kiến nghị, đề xuất của người lao động.
Mục 3
TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC

Điều 12. Đối thoại tại nơi làm việc
Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
 
Điều 13. Nguyên tắc đối thoại tại nơi làm việc
1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch;
2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
3. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
4. Kết quả đối thoại được công bố công khai, kịp thời đến toàn thể người lao động trong công ty biết, thực hiện.

Điều 14. Tổ chức đối thoại định kỳ
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.
a) Số lượng, thành phần tham gia đối thoại của mỗi bên như sau:
- Bên người sử dụng lao động: Người đại diện theo pháp luật của Công ty hoặc người được ủy quyền bằng văn bản, trưởng phòng nhân sự, kế toán trưởng Công ty (do người sử dụng lao động chọn cử và ra quyết định bằng văn bản về việc chọn cử tham gia đối thoại).
- Bên người lao động: Chủ tịch, phó Chủ tịch, ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, đại diện người lao động ở một số bộ phận (đảm bảo theo điểm a, Khoản 2, Điều 38, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP).
- Thư ký: Do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thống nhất chọn cử, thư ký Hội nghị đối thoại không thuộc thành phần tham gia đối thoại của 2 bên. Thư ký có nhiệm vụ chuẩn tài liệu, ghi chép trung thực, đầy đủ nội dung đối thoại vào biên bản đối thoại.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm chuẩn bị điều kiện vật chất cần thiết và bố trí địa điểm cho việc tổ chức đối thoại.
b) Số lần đối thoại: Ít nhất 01 năm một lần
c) Thời gian tổ chức đối thoại:
Vào quý I hàng năm. Khi có việc đột xuất (bất khả kháng) phải thay đổi thời gian tổ chức đối thoại, người sử dụng lao động và Công đoàn cơ sở phải thống nhất việc tạm hoãn (thay đổi thời gian tổ chức đối thoại) nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc đối thoại bị hoãn các bên phải tổ chức đối thoại.
d) Địa điểm: Tại Công ty.
đ) Nội dung đối thoại:
đ1) Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động.
đ2) Ngoài nội dung quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
đ2.1) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
đ2.1) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
đ2.2) Điều kiện làm việc;
đ2.3) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ2.4) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
đ2.5) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
e) Trách nhiệm của các bên:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
e.1) Cử đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định;
e.2) Bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc;
e.3) Báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và quy chế dân chủ với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu.
Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm:
e.1) Cử thành viên đại diện tham gia đối thoại theo quy định;
e.2) Tham gia ý kiến với người sử dụng lao động về nội dung quy chế dân chủ;
e.3) Lấy ý kiến người lao động, tổng hợp và chuẩn bị nội dung đề nghị đối thoại;
e.4) Tham gia đối thoại với người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động và quy chế này.
g) Cách thức tổ chức đối thoại:
Công tác chuẩn bị
Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức đối thoại, Công đoàn cơ sở gửi nội dung đối thoại cho người sử dụng lao động và ngược lại (nội dung yêu cầu đối thoại căn cứ kết quả lấy ý kiến, kiến nghị của người lao động và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc lấy ý kiến có thể thực hiện thông qua cuộc họp Công đoàn cơ sở và các tổ trưởng Công đoàn hoặc lấy ý kiến trực tiếp từ người lao động ở các bộ phận sản xuất kinh doanh tùy vào đặc thù của cơ sở và số lượng người lao động).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung đối thoại, hai bên thống nhất nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia đối thoại định kỳ và người sử dụng lao động ban hành Quyết định (kế hoạch) bằng văn bản về việc tổ chức đối thoại (nêu rõ chương trình, thời gian, địa điểm, nội dung, thành phần tham dự). Quyết định tổ chức đối thoại phải được gửi đến Chủ tịch Công đoàn cơ sở trước ngày đối thoại.
Người sử dụng lao động và Chủ tịch Công đoàn cơ sở phân công các thành viên tham gia đối thoại của mỗi bên chuẩn bị nội dung, tài liệu liên quan cho buổi đối thoại.
Tổ chức đối thoại
Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được tiến hành với sự có mặt trên 70% trở lên số thành viên đại diện cho mỗi bên. Trường hợp Hội nghị đối thoại không đủ trên 70% số thành viên đại diện cho mỗi bên, người sử dụng lao động quyết định hoãn cuộc đối thoại vào thời gian sau đó và các bên phải tổ chức đối thoại vào thời gian do hai bên thống nhất (tùy vào tình hình sản xuất kinh doanh và điều kiện thực tế của công ty).
Chương trình buổi đối thoại
- Người đại diện theo pháp luật của Công ty hoặc người được ủy quyền bằng văn bản và Chủ tịch Công đoàn cơ sở đồng chủ trì, cử thư ký ghi biên bản đối thoại.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Thông qua báo cáo kết quả thực hiện nội dung đối thoại lần trước.
- Đại diện mỗi bên trình bày nội dung đề xuất đối thoại.
- Người sử dụng lao động và Chủ tịch Công đoàn cơ sở điều hành thảo luận, trả lời thống nhất từng nội dung đối thoại của mỗi bên.
- Thống nhất các bên, kết luận từng nội dung đối thoại.
- Thông qua biên bản đối thoại. Nội dung biên bản đối thoại phải thể hiện các nội dung chính như sau:
+ Những nội dung tại buổi đối thoại mà hai bên thống nhất, công khai cho người lao động biết và tổ chức thực hiện.
+ Những nội dung tại buổi đối thoại mà hai bên chưa thống nhất, sẽ tiếp tục đề xuất vào kỳ đối thoại tiếp theo.
+ Những vấn đề phát sinh (nếu có) ngoài nội dung đối thoại mà hai bên đã thống nhất, chưa thống nhất.
Trong quá trình đối thoại, các thành viên tham gia đối thoại có trách nhiệm phân tích, giải trình, phản biện, cung cấp thông tin, số liệu, tư liệu, trao đổi, thảo luận trên tinh thần xây dựng, đoàn kết, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng.
Kết thúc đối thoại
- Đại diện các bên ký tên xác nhận nội dung biên bản.
- Biên bản cuộc đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được lập thành 04 bản, mỗi bên tham gia đối thoại giữ một bản, 01 bản niêm yết (thông báo) trong nội bộ Công ty, 01 bản lưu Văn phòng Công ty.
- Công khai kết quả nội dung đối thoại cho người lao động biết và tổ chức thực hiện.

 
Điều 15. Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên
Nội dung thực hiện theo Điều 40, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ như sau:
1. Việc tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại của bên đề nghị đối thoại bảo đảm các điều kiện sau:
a) Đối với bên người sử dụng lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;
b) Đối với bên người lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này.
2. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại quy định tại khoản 1 Điều này, bên nhận được yêu cầu đối thoại phải có văn bản trả lời, thống nhất về thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động và đại diện đối thoại bên người lao động có trách nhiệm phối hợp, tiến hành tổ chức đối thoại.
3. Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này.
4. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.

Điều 16. Tổ chức đối thoại khi có vụ việc
Nội dung thực hiện theo Điều 41, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ như sau:
1. Đối với vụ việc người sử dụng lao động phải tham khảo, trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36; cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều 42; phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44; thang lương, bảng lương và định mức lao động theo quy định tại Điều 93; quy chế thưởng theo quy định tại Điều 104 và nội quy lao động theo quy định tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được thực hiện như sau:
a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo nội dung cần tham khảo, trao đổi ý kiến đến các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động;
b) Các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động do mình đại diện và tổng hợp thành văn bản của từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động để gửi tới người sử dụng lao động; trường hợp nội dung đối thoại liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ thì cần bảo đảm lấy ý kiến của họ;
c) Căn cứ ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động, người sử dụng lao động tổ chức đối thoại để thảo luận, trao đổi ý kiến, tham vấn, chia sẻ thông tin về những nội dung người sử dụng lao động đưa ra;
d) Số lượng, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại do hai bên xác định theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
đ) Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này;
e) Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.
2. Đối với vụ việc tạm đình chỉ công việc của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động mà người lao động bị tạm đình chỉ công việc là thành viên có thể trao đổi bằng văn bản hoặc thông qua trao đổi trực tiếp giữa đại diện tham gia đối thoại của bên người sử dụng lao động và đại diện đối thoại của tổ chức đại diện người lao động.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Trách nhiệm thi hành

1. Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022; Nghị định số 145/2020/NĐ- CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động và Quy chế này, các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và toàn thể đoàn viên, người lao động trong Công ty nghiêm túc thực hiện, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy quyền dân chủ tại nơi làm việc, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình, đồng thời xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

2. Trưởng các đơn vị trực thuộc Công ty có trách nhiệm phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở phổ biến nội dung của Quy chế đến toàn thể đoàn viên, người lao động trong Công ty biết và thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, Ban Giám đốc và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
 

  GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
 
 


Để tìm hiểu về các quy định liên quan đến quy chế dân chủ thì công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng mời bạn xem chi tiết tại bài viết sau:
 

Các bạn muốn tải (download) các mẫu quy chế dân chủ trên đây về để tham khảo và sử dụng thì có thể gửi mail về địa chỉ mail: ketoanthienung@gmail.com => Kế Toán Thiên Ưng sẽ gửi lại các mẫu quy chế dân chủ này cho các bạn
 
Lưu ý với các bạn rằng: Khi ban hành quy chế dân chủ thì doanh nghiệp cần phải có quyết định ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
=> Các bạn có thể xem "Mẫu quyết định ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở" được ban hành kèm theo Hướng dẫn 11/HD-TLĐ 2024 ngày 14/3/2024 của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam tại đây:
 


Mẫu quy chế dân chủ

Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toánGiảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán
Xem thêm

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG ĐỊA CHỈ CÁC CƠ SỞ HỌC
 Hotline: 0987. 026. 515  Địa chỉ tại Hà Nội:
 1. Cơ sở Cầu Giấy: Xuân Thủy - Cầu giấy - Hà Nội
 Email: ketoanthienung@gmail.com  2. Cơ sở Định Công: Định Công - Thanh xuân - Hà Nội
 Website: ketoanthienung.net  3. Cơ sở Thanh Xuân: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
   4. Cơ sở Long Biên: Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội
   5. Cơ sở Hà Đông: Trần Phú - Hà Đông - Hà Nội
   Địa chỉ tại Hồ Chí Minh:
   6. Cơ sở Quận 3: Cách mạng tháng 8 - Phường 11 - Quận 3 - Tp. Hồ Chí Minh
   7. Cơ sở Q. Thủ Đức - HCMP. Hiệp Bình Chánh - Quận Thủ Đức - Tp. Hồ Chí Minh
Bản quyền thuộc về: Kế toán Thiên Ưng  DMCA.com Công ty kế toán Thiên Ưng
 
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online