Và trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem: khoản tiền phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca có phải tính thuế TNCN không? Có phải đóng BHXH không?
1. Phụ cấp ăn trưa, ăn ca có phải tính thuế TNCN không?
Theo quy định tại tiết g.10 điểm g khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì:
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
.......
g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Trong đó, định mức tiền chi bữaăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động đang được thực hiện theo quy định tại khoản 4, điều 22 của Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động như sau:
4. Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.
Vậy là, khoản tiền phụ cấp ăn trưa, ăn ca được xác định khi tính thuế TNCN như sau:
* Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn thì được miễn thuế TNCN
=> Khi người lao động được nhận bữa ăn, phiếu ăn, suất ăn sẽ không phải quy đổi ra để tính thuế TNCN
* Trường hợp 2: Nếu doanh nghiệp không tổ chức bữa ăn mà chi tiền ăn cho người lao động (Phụ cấp trên bảng lương rồi chi trả mỗi tháng cho NLĐ) thì: được miễn tối đa 730.000 đồng/người/tháng
+ Nếu người lao động nhận được tiền ăn không quá 730.000đ/tháng thì: được miễn theo mức thực nhận
Ví dụ:
Tháng 3/2024, Anh Nguyễn Văn Mạnh được công ty Kế Toán Thiên Ưng trả tiền phụ cấp ăn trưa là: 650.000đ
=> Số tiền ăn anh Mạnh được miễn thuế TNCN trong tháng 3/2024 là: 650.000đ (Được miễn tất theo số tiền thực nhận là 650k vì đang không vượt quá mức quy định là 730k)
+ Nếu người lao động nhận được tiền ăn cao hơn 730.000đ/tháng thì:
+/ Sẽ được miễn theo mức tối đa là: 730.000đ
+/ Còn phần vượt cao hơn 730.000đ sẽ bị tính thuế TNCN
Ví dụ:
Tháng 5/2024, Chị Nguyễn Thị Hiền được công ty Kế Toán Thiên Ưng trả tiền phụ cấp ăn trưa là: 1.000.000đ
+ Số tiền ăn chị Hiền được miễn thuế TNCN là: 730.000đ
+ Số tiền ăn chị Hiền bị tính thuế TNCN: 270.000đ (=1.000.000đ - 730.000đ)
* Trường hợp 3: Nếu doanh nghiệp vừa tổ chức bữa ăn giữa ca dưới hình thức trực tiếp nấu ăn vừa chi tiền ăn cho người lao động thì:
+ Phần bữa ăn dưới hình thức trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn thì được miễn thuế TNCN
+ Phần thu nhập nhận được bằng tiền:
+/ Nếu số tiền ăn nhận được bằng tiền không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng thì sẽ không bị tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động
+/ Nếu số tiền ăn nhận được bằng tiền vượt quá 730.000 đồng/người/tháng thì phần vượt cao hơn sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động
Ví dụ:
Công ty Kế Toán Thiên Ưng có thực hiện trực tiếp nấu ăn cho NLĐ
Tại tháng 9/2024, Chị Hiền có đi làm thêm vào 2 ngày nghỉ lễ 02/09 và 03/09. Vì 2 ngày này không có người nấu ăn nên chị Hiền được công ty Thiên Ưng phụ cấp = tiền, số tiền là: 50.000/ngày
Vậy là: Tại tháng 9/2024 chị Hiền vừa nhận được bữa ăn từ việc công ty Thiên Ưng nấu ăn và vừa nhận được phụ cấp tiền ăn bằng tiền (tổng số tiền ăn nhận được bằng tiền là 100.000đ)
Xác định:
+ Phần bữa ăn chị Hiền nhận được dưới hình thức công ty Thiên Ưng trực tiếp nấu ăn: được miễn thuế TNCN
+ Còn phần thu nhập nhận được bằng tiền 100.000đ: Chị Hiền cũng được miễn thuế TNCN (không tính vào thu nhập chịu thuế) vì số tiền nhận được trong tháng đang không vượt quá 730.000 đồng
Trường hợp số 3 này các bạn tham khảo hướng dẫn của Tổng Cục Thuế tại công văn số 4767/TCT-DNNCN V/v: Chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền ăn giữa ca cho người lao động:
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------- |
Số: 4767/TCT-DNNCN
V/v: Chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền ăn giữa ca cho người lao động. |
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2019 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 4884/CT-NVDTPC ngày 25/9/2019 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa về việc hướng dẫn chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền ăn giữa ca cho người lao động. Vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Tại điểm g, khoản 2, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế:
…
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
…
g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước."
- Tại khoản 4, Điều 22 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/09/2016 của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội hướng dẫn:
“Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.”
Căn cứ các hướng dẫn nêu trên khi người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn và không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân theo quy định hiện hành.
|