wisswatches happytobuynfljerseys bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
[X] ?óng l?i
Loading...
kế toán Thiên ưng
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG chuyên dạy học thực hành kế toán thuế tổng hợp trên chứng từ thực tế và phần mềm HTKK, Excel, Misa. Là một địa chỉ học kế toán tốt nhất tại Hà Nội và TP HCM
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online
học thực hành kế toán tổng hợp
học thực hành kế toán thuế
học thực hành kế toán trên excel
học phần mềm kế toán misa

CÔNG TY KẾ TOÁN THIÊN ƯNG dạy học kế toán thực hành thực tế

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Quy định về chi phí lãi vay hợp lý được trừ tính thuế TNDN


Quy định về chi phí lãi vay: Chi phí lãi vay có bị khống chế? Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý? Chi phí lãi vay không được trừ hạch toán thế nào? Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết?



Thực hiện theo quy định tại khoản 2.17 và 2.18 Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC - Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
...........
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
....................
2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
 
2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.
 
Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
 
Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
 
- Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
 
- Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
 
+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.
 
+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.
 
(Lãi vay thực hiện theo quy định tại điểm 2.17 Điều này)
 
Kế Toán Thiên Ưng mời bạn xem thêm về quy định: Thời hạn góp vốn điều lệ.


Vậy là chi phí tiền lãi vay sẽ được xác định trong từng trường hợp như sau:

1. Trường hợp 1: Vay tiền của đối tượng là tổ chức tín dụng (ngân hàng) hoặc tổ chức kinh tế (doanh nghiệp):
+ Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
+ Trường hợp doanh nghiệp chưa góp đủ vốn điều lệ thì phần chi phí lãi vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp sẽ không được tính vào CP được trừ khi tính thuế TNDN.
Trong đó:
Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
- Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

Ví dụ 1: Số tiền vay là 200 triệu lãi suất 1%/tháng, số vốn điều lệ còn thiếu là 300 triệu
=> Số tiền vay là 200 triệu < Số vốn điều lệ còn thiếu là 300 triệu => Toàn bộ chi phí lãi vay 200 triệu x 1% = 2.000.000đ/tháng đều là khoản chi không được trừ.

- Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

Ví dụ 2: Công ty Phan Thành có số vốn điều lệ còn thiếu là 2 tỷ, có phát sinh các khoản vay sau:
+ Vay Công ty Mai Linh số tiền là 1 tỷ với lãi suất 1%/tháng
+ Vay Công ty Linh San số tiền là 2 tỷ lãi suất 0,8%/tháng
=> Tổng số tiền vay là: 3 tỷ
=> Tổng số lãi vay phải trả = (1 tỷ x 1%) + (2 tỷ x 0,8%) = 10.000.000đ + 16.000.000đ = 26.000.000đ/tháng
=> Vì Số tiền vay là 3 tỷ > Số vốn điều lệ còn thiếu là 2 tỷ, mà Công ty Phan Thành phát sinh nhiều khoản vay nên:
Chi phí lãi vay không được trừ = Số vốn điều lệ còn thiếu (2 tỷ) / Tổng số tiền vay (3 tỷ) X Tổng số lãi vay (26 triệu) = 17.333.333đ

=> Chi phí lãi vay được trừ = 26.000.000đ - 17.333.333đ = 8.666.667đ/tháng

+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

Ví dụ 3: Tháng 1/2024, công ty Đại Phát có phát sinh vay 1 tỷ với lãi suất 1%/tháng của công ty Hoàng Phong trong 12 tháng:
+ Giai đoạn từ tháng 1/2024 đến hết tháng 5/2024 (5 tháng): Công ty Đại Phát đang còn góp thiếu 300 triệu vốn điều lệ
+ Giai đoạn từ tháng 6/2024 đến hết tháng 12/2024 (7 tháng): Công ty Đại Phát đã góp thêm nốt 300 triệu vốn điều lệ => Đã góp đủ vốn điều lệ
=> Số tiền vay là 1 tỷ > Số vốn điều lệ còn thiếu là 300 triệu, mà Công ty Đại Phát chỉ phát sinh một khoản vay nên:
=> Chi phí lãi vay không được trừ = Số vốn điều lệ còn thiếu (300 Triệu) X Lãi suất của khoản vay (1%/tháng) X Thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu (5 tháng) = 15.000.000đ
=> Chi phí lãi vay được trừ = Tổng chi phí lãi vay (số tiền vay 1 tỷ x lãi suất 1%/tháng x Số tháng vay (12 tháng) = 120.000.000đ) – Chi phí lãi vay không được trừ (15.000.000đ) = 115.000.000đ
=> Vậy là: Trong tổng số tiền chi phí lãi vay là 120 triệu mà công ty Đại Phát đã trả cho công ty Hoàng Phòng thì có:

+ 15 triệu không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
+ 150 triệu 
được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

-> Kế Toán Thiên Ưngh mời các bạn xem thêm: Cách hạch toán chi phí lãi vay

Lưu ý: 
+ Về hình thức thực hiện giao dịch 
vay, cho vay và trả nợ vay:

Theo quy định điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 thì:
Nếu DN không phải là tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau thì phải sử dụng các hình thức giao dịch sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

=> Như vậy: Khi DN bạn đi vay hoặc cho DN khác vay thì phải chuyển khoản (không dùng tiền mặt nhé)

+ Về hóa đơn tiền lãi vay: Khi nhận tiền lãi vay, doanh nghiệp bên cho vay phải xuất hóa đơn

----------------------------------------------------------------------------------

2. Trường hợp 2: Trường hợp vay tiền của cá nhân:

Theo quy định tại điểm 2.17 khoản 2 điều 4 của Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì sẽ bị loại ra khỏi chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với:

Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

=> Khi vay tiền của cá nhân thì sẽ có các trường hợp như sau:
+ Trường hợp 1: Nếu mức lãi suất tiền vay không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay thì doanh nghiệp sẽ được tính tất cả tiền chi phí lãi vay trả cho cá nhân đó vào CP được trừ khi tính thuế TNDN.


Ví dụ 1: Công ty Kế Toán Thiên Ưng đã góp đủ vốn điều lệ. Vào tháng 3/2024, có thực hiện vay tiền của cá nhân là bà Nguyễn Thị Hiền:

+ Số tiền vay: 100 triệu đồng
+ Mức lãi suất: 1%/tháng

=> Công ty Thiên Ưng phải trả tiền lãi vay cho bà Nguyễn Thị Hiền, số tiền là: 100 Triệu x 1% = 1 triệu
+ Tại thời điểm vay Ngân Hàng NNVN công bố mức lãi suất cơ bản trên website: sbv.gov.vn là: 0,8%/tháng
=> 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay là: 150% x 0,8%/tháng = 1,2%/tháng
=> Vì mức mức lãi suất tiền vay trả cho cá nhân là 1%/tháng không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay (1,2%/tháng) nên công ty Kế Toán Thiên Ưng sẽ được tính toàn bộ tiền chi phí lãi vay trả cho bà Nguyễn Thị Hiền là 1 triệu đồng vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

+ Trường hợp 2: Nếu mức lãi suất tiền vay vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay thì:

+/ Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ phần chi phí lãi vay bằng 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
+/ Còn phần chi phí lãi vay vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay sẽ bị loại ra khỏi chi phí được trừ khi tính thuế TNDN


Ví dụ 2: Công ty Thiên Ưng đã góp đủ vốn điều lệ, có phát sinh việc vay tiền của cá nhân là ông Trần Mạnh Hải

+ Số tiền vay: 500 triệu
+ Mức lãi suất: 2%/tháng
+ Thời gian vay: 6 tháng

=> Hàng tháng công ty Thiên Ưng phải trả tiền lãi vay cho ông Trần Mạnh Hải, số tiền là: 500 triệu x 2% = 10 triệu
+ Tại thời điểm vay Ngân Hàng NNVN công bố mức lãi suất cơ bản trên website: sbv.gov.vn là: 0,8%/tháng
=> 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay là: 150% x 0,8%/tháng = 1,2%/tháng
=> Vì mức mức lãi suất tiền vay trả cho cá nhân là 2%/tháng đã vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay (1,2%/tháng) nên:

+ Số tiền chi phí lãi vay không được tính vào chi phí được trừ là phần chi phí lãi vay vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay:

(2% - 1,2%) x 500 triệu = 4.000.000/tháng

+ Số tiền chi phí lãi vay được tính vào chi phí được trừ bằng 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay:

1,2%/tháng x 500 triệu = 6.000.000/tháng


Lưu ý khi doanh nghiệp vay tiền của cá nhân:
+ Về thuế TNCN:

Theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi Khoản 3 điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì cá nhân có nhận được tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp vay sẽ phải chịu thuế TNCN từ đầu tư vốn.

Theo điều 10 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, tính thuế TNCN từ đầu tư vốn được thực hiện như sau:

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%.

Cho nên: Hàng tháng, Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân ông Trần Mạnh Hải tại Ví dụ 2 thì công ty Thiên Ưng phải khấu trừ thuế TNCN số tiền =10.000.000 x 5% = 500.000đ/tháng
=> Công ty Thiên Ưng có trách nhiệm kê khai khoản tiền thuế TNCN từ đầu tư vốn này theo mẫu 06/TNCN (Ban hành theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC) để nộp tiền thuế TNCN đã khấu trừ vào NSNN.

Chi tiết các bạn xem tại đây: Mẫu 06/TNCN tờ khai thuế TNCN theo TT 80/2021 (có hướng dẫn cách lập)

+ Về Hồ sơ lấy vào chi phí: Hợp đồng vay, Chứng từ thanh toán tiền lãi vay, Chứng từ khấu trừ thuế TNCN/ Kê khai nộp thuế TNCN khoản tiền lãi vay.
 


----------------------------------------------------------------------------------------------
 

--------------------------------------------------------------------------------------------------

Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết:

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP:
 
Điều 16. Xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp
có giao dịch liên kết

3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửilãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
 
b) Phần chi phí lãi vay
không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này.
   - Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;

c) Quy định tại điểm a khoản này
không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm;
  - Các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại;
  - Các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững);
  - Các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác);


d) Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.


Như vậy: Tổng chi phí lãi vay được trừ đối với DN
có giao dịch liên kết là:
= 30% x [Tổng lợi nhuận thuần + (Chi phí lãi vay – Lãi tiền gửi và Lãi cho vay) + Chi phí khấu hao]

- Nếu vượt quá 30% nêu trên thì phần Chi phí lãi vay vượt đó sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN.
 
=> Cách xác đinh DN có quan hệ liên kết và có giao dịch liên kết, chi tiết xem tại đây nhé: Quy định về giao dịch liên kết.

---------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------
Kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn thành công.

Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế GTGT, TNCN, TNDN... Cách lập tờ khai quyết toán thuế cuối năm và Kỹ năng quyết toán thuế...
có thể có tham gia:
Lớp 
học kế toán thuế thực tế chuyên sâu.
----------------------------------------------------------------------

Chi phí lãi vay hợp lý được trừ

Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online
Xem thêm

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG ĐỊA CHỈ CÁC CƠ SỞ HỌC
 Hotline: 0987. 026. 515  Địa chỉ tại Hà Nội:
 1. Cơ sở Cầu Giấy: Xuân Thủy - Cầu giấy - Hà Nội
 Email: ketoanthienung@gmail.com  2. Cơ sở Định Công: Định Công - Thanh xuân - Hà Nội
 Website: ketoanthienung.net  3. Cơ sở Thanh Xuân: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
   4. Cơ sở Long Biên: Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội
   5. Cơ sở Hà Đông: Trần Phú - Hà Đông - Hà Nội
   Địa chỉ tại Hồ Chí Minh:
   6. Cơ sở Quận 3: Cách mạng tháng 8 - Phường 11 - Quận 3 - Tp. Hồ Chí Minh
   7. Cơ sở Q. Thủ Đức - HCMP. Hiệp Bình Chánh - Quận Thủ Đức - Tp. Hồ Chí Minh
Bản quyền thuộc về: Kế toán Thiên Ưng  DMCA.com Công ty kế toán Thiên Ưng
 
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online