Quy định về chi phí thuế thu nhập cá nhân khi xác định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay đang được thực hiện theo Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC
1. Chi phí thuế thu nhập cá nhân có được trừ khi tính thuế TNDN không?
Theo Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC thì:
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
2.37. Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân”.
Vậy là:
+ Thuế thu nhập cá nhân là khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN
+ Nhưng đối với trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân (Trả lương Net) thì khoản thuế TNCN mà doanh nghiệp nộp thay người lao động này sẽ được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
2. Chi phí thuế TNCN hạch toán vào đâu?
* Trường hợp 1: Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động có bao gồm thuế thu nhập cá nhân (Trả lương Gross - Nếu phát sinh thuế TNCN thì người lao động phải chịu, bị khấu trừ vào lương)
- Đối với công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp:
+ Khi tính và khấu trừ tiền thuế TNCN trừ vào lương trước khi trả lương:
Nợ TK 334: Số tiền trừ vào lương
Có TK 3335: Số thuế TNCN phải khấu trừ
+ Khi nộp thuế TNCN vào Ngân sách Nhà nước:
Nợ TK 3335: Số thuế TNCN phải nộp
Có TK 112: Số tiền thuế đã nộp nằng THNH (Có TK 111 nếu nộp bằng tiền mặt)
Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm bài viết:
- Trường hợp chi trả tiền thù lao, dịch vụ thuê ngoài... ngay cho các cá nhân bên ngoài, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 635: Tổng số phải thanh toán
Có TK 3335: Số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ
Có TK 111, 112: Số tiền thực trả
Ví dụ: Công ty Thiên Ưng phát sinh dịch vụ thuê ngoài là: thuê cá nhân vận chuyển để bán hàng; Tiền công: 3.000.000đ
Khi trả tiền => Tính và khấu trừ thuế TNCN 10% = 3.000.000 x 10% = 300.000đ
=> Số tiền thực trả còn = 3.000.000 - 300.000 = 2.700.000đ (đã trả bằng tiền mặt)
Hạch toán:
Nợ TK 641: 3.000.000 (Thông tư 133 sử dụng tài khoản 6421)
Có 3335: 300.000
Có 111: 2.700.000
Trong tổng chi phí bán hàng (TK641) là 3.000.000 thì có 300.000 là tiền thuế TNCN => Số chi phí thuế TNCN sẽ không được tính vào làm chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
* Trường hợp 2: Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân (Trả lương Net - Nếu phát sinh tiền thuế TNCN thì khoản thuế này sẽ do doanh nghiệp chịu, đóng thay cho NLĐ)
Nợ các TK 623, 627, 641, 642...: Tổng số phải thanh toán (Người lao động làm việc tại bộ phận nào thì hạch toán vào chi phí của bộ phận đó)
Có TK 3335: Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thay cho NLĐ
Có TK 334: Số tiền lương phải trả cho NLĐ
Ví dụ: Công ty Kế Toán Thiên Ưng ký hợp đồng lao động với anh Long, làm việc tại bộ phận quản lý, thỏa thuận: tiền lương trả cho anh Thành là lương không bao gồm thuế thu nhập cá nhân (Trả lương Net - Nếu phát sinh tiền thuế TNCN thì khoản thuế này sẽ do doanh nghiệp chịu, đóng thay cho NLĐ)
Tại tháng 1/2025, anh Long phát sinh tiền lương là 30.730.000đ
Công ty Kế Toán Thiên Ưng phải đóng thay anh Long số tiền thuế TNCN là: 1.941.176đ
Hạc toán:
Nợ các TK 642: 32.671.176 (Thông tư 133 sử dụng TK 6422)
Có TK 3335: 1.941.176
Có TK 334: 30.730.000
Trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp (TK642) là 32.671.176 thì có 1.941.176 là tiền thuế TNCN mà DN đã nộp thay => Số chi phí thuế TNCN DN nộp thay này sẽ được tính vào làm chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm bài viết:
3. Một vài các công văn hướng dẫn về khoản chi phí thuế TNCN mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động:
+ Công văn số 4619/TCT-CS ngày 18/10/2023 của Tổng cục Thuế về chính sách thuế
Về việc tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với thuế thu nhập cá nhân nộp thay cho người lao động
Căn cứ điểm 2.37 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) quy định khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động trong đó có nêu tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động mà doanh nghiệp đã nộp ngân sách nhà nước được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
+ Công văn số 12394/CT-TTHT ngày 14/12/2017 của Cục Thuế TP. HCM
Trường hợp theo thỏa ước lao động tập thể, Công ty chi trả tiền lương cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân và các khoản bảo hiểm bắt buộc, các khoản này do Công ty nộp thay thì Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.